Bản thân bị khiếm khuyết nhưng bà Hồ Thị Quế (70 tuổi, ở thôn Đồng Hy, xã Ninh Hòa, Ninh Giang) đã dùng đôi bàn chân của mình để thực hiện các sinh hoạt cá nhân...
Bị liệt đôi tay từ lúc mới sinh, bà Hồ Thị Quế (70 tuổi, ở thôn Đồng Hy, xã Ninh Hòa, Ninh Giang) đã dùng đôi bàn chân của mình để thực hiện các sinh hoạt cá nhân, tự làm ra của cải chăm sóc bản thân. Nghị lực sống của bà khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung

Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Trương Quang Nghĩa


Bà Quế là con út trong gia đình có 5 anh em. Đến tuổi đi học, bà phải lê hai chân hoặc cần có người bế tới trường. Đến năm 10 tuổi, bà vẫn không biết đi mà chỉ bò lết trên sân. Thấy ai chỉ ở đâu có thầy, có thuốc gì hay là bố mẹ bà lại đưa đi chữa những mong đứa con thiệt thòi sớm được như người bình thường. Tuy nhiên, sau nhiều lần “vái tứ phương”, bà vẫn không thể đứng vững, còn đôi tay ngày càng teo và biến dạng. Thương bố mẹ già yếu, bà Quế quyết tâm tập đi để có thể tự phục vụ bản thân.

Sau khi bố mẹ mất, bà được chính quyền địa phương cấp cho một mảnh đất. Bà nhờ họ hàng, làng xóm dựng một ngôi nhà nhỏ để có nơi tá túc. Từ đó, các công việc trong nhà cũng như sinh hoạt cá nhân bà Quế đều dùng chân. Ban đầu, đôi chân của bà chỉ làm được những việc đơn giản như quét sân, nấu cơm... Nhờ quyết tâm và kiên trì, bà dùng dao kẹp vào ngón chân để cắt cỏ vườn. Sau đó, bà xới đất, vun thành luống để trồng các loại rau. Mùa nào thức nấy, bà trồng từ mồng tơi, rau đay, rau cải, khoai lang đến một số loại cây ăn quả như táo, hồng xiêm, khế. Những hôm nắng ráo, bà ra đồng dùng chân để bắt cá, bắt cua, lươn, chạch. Khi bắt được nhiều, bà mang bán cho hàng xóm hoặc phơi khô tích trữ để ăn dần. Tận dụng nguồn rau xanh tự trồng trong vườn, bà nuôi thêm đàn gà để lấy thịt, lấy trứng cải thiện bữa ăn hoặc bán trứng gà mua những vật dụng thiết yếu.

Bà cho biết: "Nếu cứ sống trong mặc cảm, không dám đối diện với sự thật sẽ khiến ta đau khổ, dằn vặt nên tôi luôn suy nghĩ tích cực, sống thoải mái".

Theo anh Nguyễn Văn Kiên, Trưởng thôn Đồng Hy, tuy tật nguyền, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn song bà Quế luôn sống vui vẻ, tự tin hòa đồng với mọi người, chưa bao giờ phó mặc cho số phận.

Bà đã được Hội Người cao tuổi huyện Ninh Giang tặng 18 chữ vàng danh dự: "Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Làm việc tại Hải Dương, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đề nghị ngoài bảo vệ, phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh cần đặc biệt quan tâm bảo đảm ATGT.
Ngày 24-2, đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia làm việc tại Hải Dương về tiến độ một số dự án giao thông và tình hình trật tự ATGT. Cùng đi còn có Thứ trưởng GTVT Nguyễn Văn Công cùng đại diện một số đơn vị trực thuộc.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachisua chua tu lanh hitachi ,sửa cửa cuốn     

Lễ Hội Truyền Thống Đền Ngư Uyên Ở Xã Long Xuyên (Kinh Môn)


Làm việc với Bộ trưởng có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giao thông của Hải Dương trong suốt những năm qua luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc. Do đó, đã góp phần quan trọng để Hải Dương phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng
Đại diện lãnh đạo tỉnh kiến nghị Bộ GTVT cho ứng trước 400 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2018 để đẩy nhanh tiến độ Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - Gia Lộc (Hải Dương). Đề nghị Bộ GTVT sớm triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua khu di tích đặc biệt quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc. Đoạn tuyến trên có quy mô nhỏ hẹp, lưu lượng vận tải tăng gây ùn tắc giao thông, nhất là vào mùa lễ hội... Trật tự ATGT trên quốc lộ 5 diễn biến phức tạp một phần do hạ tầng xuống cấp, đề nghị sớm chỉ đạo sửa chữa. Quốc lộ 18 đoạn qua thị xã Chí Linh nhiều đoạn bị bong tróc, xô dồn, lún lõm, đề nghị chấp thuận đầu tư cải tạo với tổng chiều dài 8,8 km. Để bảo đảm ATGT trên tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng, đề nghị hỗ trợ khoảng 30 tỷ đồng xây dựng 2,5 km đường gom nhằm xóa bỏ gần 100 lối đi dân sinh. Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) - chủ đầu tư đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoàn trả kênh mương thủy lợi, đường sá bị hư hỏng do thi công tuyến đường...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa ghi nhận những ý kiến của lãnh đạo tỉnh. Đối với Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Vĩnh Bảo - Gia Lộc, đề nghị tỉnh cùng với Bộ tiếp tục có ý kiến với các bộ, ngành Trung ương để tìm nguồn vốn ưu tiên. Bộ trưởng đánh giá cao việc kiểm soát tải trọng xe của Hải Dương trong những năm qua. Tuy nhiên, ngoài bảo vệ, phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh cần tiếp tục đặc biệt quan tâm bảo đảm ATGT, trong đó chú trọng xây dựng các tuyến đường sắt an toàn. Hải Dương cần tận dụng lợi thế có tuyến đường thủy nội địa để phát triển vận tải thủy, giảm tải cho các hình thức vận tải khác. Ngoài vướng mắc về giải phóng mặt bằng tại quốc lộ 10 và 18, đề nghị tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan phải hoàn thành giải phóng mặt bằng quốc lộ 38 đoạn qua xã Hưng Thịnh (Bình Giang) trong tháng 3 để thi công xong trong tháng 5, đưa vào thu phí BOT trong tháng 6.
Sáng cùng ngày, cùng với Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đi kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng quốc lộ 38 đoạn qua xã Hưng Thịnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển nghiêm khắc phê bình huyện Bình Giang chưa quyết liệt để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu theo chỉ đạo của tỉnh. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở GTVT theo dõi sát quá trình giải phóng mặt bằng tại điểm này, cuối tuần đầu tháng 3, huyện Bình Giang phải báo cáo tiến độ với Thường trực Tỉnh ủy.
Nhiều năm nay, lễ hội truyền thống đền Ngư Uyên ở xã Long Xuyên (Kinh Môn) cuốn hút nhân dân địa phương và du khách thập phương với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
Đền Ngư Uyên xây dựng vào thế kỷ 15, thờ 7 vị danh tướng (có 1 người là nữ) cùng là anh em ruột của gia đình họ Phạm đã có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Với những công trạng hiển hách, khi 7 anh em họ Phạm mất, vua Lê Thái Tổ đã ban sắc phong cho 7 vị danh tướng và cấp tiền xây dựng đền thờ ở thôn Ngư Uyên. Từ đó đến nay, từ ngày 16 đến 18 tháng giêng hằng năm, dân làng lại mở hội để tưởng nhớ công lao của 7 vị danh tướng. Năm 1990, đền Ngư Uyên được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Lễ hội đền được tổ chức hằng năm.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nộisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội lắp cửa cuốn

Thạch Bàn Tại Côn Sơn Không Chỉ Là Tạo Vật Của Tự Nhiên P2


Để lễ hội diễn ra đúng theo truyền thống, chính quyền xã, Ban Quản lý nhà đền và các bậc cao niên đã bổ sung, hoàn chỉnh các nghi lễ. Nhiều năm nay, lễ hội do xã Long Xuyên tổ chức. Phần lễ được thực hiện trang trọng, nghiêm túc, vui tươi. Chiều 11-2 (tức 15 tháng giêng), Ban Tổ chức lễ hội làm lễ nhập tịch, viếng nghĩa trang liệt sĩ và ngày 12-2 khai hội. Sau khi kết thúc lễ dâng hương, địa phương tổ chức lễ rước từ đền chính đi một vòng qua 6 miếu thờ và trở lại đền.

Đặc biệt, phần hội có nhiều đổi mới với các trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách. Trước đây, lễ hội chỉ có hoạt động thi đấu vật dân tộc, bóng đá, chọi gà. Với mong muốn mọi người dân đến lễ hội đều có thể tham gia vui chơi, lễ hội năm nay có thêm các trò chơi mới như đu quay, câu cá, nhà hơi, xúc cát... Ngoài ra, trò chơi bịt mắt bắt dê cũng được thay bằng trò bịt mắt bắt lợn.

Khắp khu vực quanh di tích đâu đâu cũng sôi động bởi tiếng hò reo, cổ vũ của nhân dân trong các trò chơi. Khu vực trước cửa đền tập trung các trò chơi dân gian như vật dân tộc, bịt mắt bắt lợn, chọi gà, đập niêu, cầu thùm... Phía trái đền là các sân chơi cờ tướng, cầu lông, bóng đá. Các hoạt động nối tiếp, đan xen nhau. Người dân về xem đông nghịt, hầu như không còn chỗ trống. Khu thi đấu vật dân tộc và trò chơi bịt mắt bắt lợn diễn ra sôi nổi và cuốn hút nhiều người xem và cổ vũ nhất. Khi tiếng trống vật bắt đầu nổi lên, người xem đã đứng quây thành vòng trong vòng ngoài ở sân đền. Cuộc so tài của các đô vật được tiếp sức bởi những tràng pháo tay của khán giả khiến trận đấu quyết liệt hơn với các đòn đánh nhanh, quyết liệt. Trò chơi bịt mắt bắt lợn tạo cảm giác tò mò, thích thú, nhất là với thanh thiếu niên. 4 người chơi bị bịt mắt lần sờ tìm bắt một chú lợn gần 20 kg được thả trong khu đất trống có lưới quây xung quanh trước sự cổ vũ của đông đảo nhân dân. Những cú vồ hụt khiến người chơi bị ngã lăn dưới đất làm người xem cười ồ lên thích thú. Chị Dương Thị Kim Anh ở xã Long Xuyên, người giành thắng lợi trong trò chơi này chia sẻ: "Trò bắt lợn khó hơn bắt dê. Lợn khỏe, di chuyển nhanh nên rất khó bắt. Năm nào đến lễ hội tôi cũng tham gia các trò chơi".

Ông Phạm Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Long Xuyên, Trưởng Ban tổ chức lễ hội đền Ngư Uyên cho biết: "Năm nay địa phương mở rộng khuôn viên tổ chức lễ hội, tìm những trò chơi phù hợp với thuần phong, mỹ tục, tạo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức lễ hội. Các trò chơi được phân chia khu vực cụ thể, người quản lý hợp lý. Ban tổ chức lễ hội kiểm tra, giám sát chặt chẽ để các hoạt động diễn ra lành mạnh, vui tươi".
Nơi Bác Hồ dừng chân
Dọc theo dòng suối Côn Sơn dài 3 km còn có nhiều phiến đá khác. Cách Thạch Bàn lớn khoảng 70m có một phiến đá nữa gọi là Thạch Bàn nhỏ cũng có ý nghĩa đặc biệt vì là nơi lưu dấu một vị danh nhân, anh hùng dân tộc. Ngày 15-2-1965, khi Bác Hồ về thăm Côn Sơn, sau khi thắp hương trong chùa Côn Sơn, buổi chiều Bác lên suối Côn Sơn, ngồi nghỉ tại Thạch Bàn nhỏ. Tại đây Bác đã gặp đoàn học sinh Trường cấp 2 Văn Đức đi cắm trại. Bác nói chuyện với cán bộ, học sinh và căn dặn phải giữ gìn bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để Côn Sơn trở thành chốn tùng lâm đẹp đẽ. Hơn 50 năm qua, thực hiện lời dặn của Bác, khu di tích Côn Sơn được giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo, ngày càng đẹp đẽ, tươi xanh.

Xem thêm:  trung tam bao hanh hitachi ha noi , bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam ,  lắp đặt cửa cuốn

Thạch Bàn Tại Côn Sơn Không Chỉ Là Tạo Vật Của Tự Nhiên


Hai Thạch Bàn là điểm nối giữa khu vực chân núi Côn Sơn và chân núi Ngũ Nhạc, từ đó có thể đi lên Bàn Cờ Tiên hoặc Ngũ Nhạc linh từ. Đó là những chứng tích lịch sử góp phần làm nên ý nghĩa đặc biệt cho khu di tích Côn Sơn.

Bên cạnh hai Thạch Bàn có thật, Côn Sơn còn có một Thạch Bàn trong tưởng tượng. Đó chính là Bàn Cờ Tiên. Vào thế kỷ 14, thời Trúc Lâm Đệ tam tổ Huyền Quang tu hành ở chùa Côn Sơn, trên đỉnh Côn Sơn có Am Bạch Vân là nơi các vị cao tăng thường lên tu luyện, giảng kinh, thuyết pháp cho môn đệ. Sau đó trải qua thời gian, khu đó bị hoang tàn. Năm nọ có 1 đoàn danh nhân Kinh Bắc đến thăm Côn Sơn, sáng sớm vân du lên đỉnh núi, gần lên đến nơi thì thấy có tiếng nói cười xôn xao, lên đến nơi thì chỉ thấy 1 bàn cờ đang đánh dở. Các danh nhân cho rằng đêm qua trời đất giao hòa, các vị tiên xuống đàm đạo đánh cờ, khi thấy có người lên thì bỏ dở ván cờ để về trời. Từ đó có tên gọi Bàn Cờ Tiên. Ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết: “Bàn Cờ Tiên là tên gọi khu đất bằng phẳng trên đỉnh núi xuất phát từ câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Tuy đỉnh núi Côn Sơn có những khu vực đá xếp như ghế nhưng không có phiến đá cụ thể nào được gọi là Bàn Cờ Tiên”. Dù vậy, Bàn Cờ Tiên trong tưởng tượng đó đã tạo nên sức hấp dẫn đầy tính huyền hoặc cho đỉnh núi này, gọi mời biết bao du khách lên tận nơi khám phá mỗi khi tới Côn Sơn.

Hiện nay, hai Thạch Bàn lớn và nhỏ đều có bia và ghi chú nhưng đã mờ và bị nhiều du khách ý thức kém vạch lên. Để giữ gìn di tích và giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về Thạch Bàn, Ban Quản lý di tích cần khôi phục hai tấm bia với ghi chú rõ ràng hơn và có các biện pháp bảo vệ.
Thạch Bàn tại Côn Sơn không chỉ là tạo vật của tự nhiên mà đã trở thành địa danh lịch sử gắn với các danh nhân.
Xoay quanh các Thạch Bàn là những câu chuyện vừa thực vừa hư, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của khu di tích.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội ,sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , sửa cửa cuốn     

UBND Thị Xã Chí Linh Tổ Chức Khai Hội Đền Cao (Xã An Lạc)


Giấc mơ của Nguyễn Trãi
Một trong những điểm du khách thường ghé thăm khi tới Côn Sơn là Thạch Bàn, trong dân gian gọi là hòn đá năm gian, diện tích khoảng 200m2, nằm cạnh suối Côn Sơn, ngay trước nền nhà Nguyễn Trãi. Thạch Bàn gắn với tuổi thơ của Nguyễn Trãi khi về sống với ông ngoại là Đại tư đồ Trần Nguyên Đán tại Thanh Hư động ở Côn Sơn. Những ngày còn bé, ông thường nằm trên phiến đá lớn ấy để đọc sách, ngâm thơ. Thạch Bàn đã xuất hiện trong những câu thơ hay nhất ông viết về Côn Sơn: “Côn Sơn có đá rêu phơi. Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm” (Côn Sơn ca). Bài thơ Côn Sơn ca đã được đưa vào sách giáo khoa trong trường phổ thông nên khi đến khu di tích Côn Sơn, nhiều du khách nhớ đến những câu thơ này đã tìm thăm suối Côn Sơn và hòn đá Thạch Bàn. Chị Nguyễn Hồng Hạnh ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Tôi rất thích phong cảnh Côn Sơn, đặc biệt là lối đi bên bờ suối. Thạch Bàn không chỉ tô điểm cho phong cảnh ở đây thêm đẹp mà còn là một chứng tích về các bậc tiền nhân”.
Giấc mơ về Thạch Bàn là giấc mơ chung cho toàn dân tộc chứ không còn là giấc mơ riêng về cảnh thanh nhàn của bản thân ông.
Trong những năm tháng đánh giặc cùng Lê Lợi, rất nhiều lần Nguyễn Trãi mong muốn khi có điều kiện sẽ về Côn Sơn uống nước chè pha với nước suối Côn Sơn, nằm nghỉ trên Thạch Bàn tận hưởng cảnh thanh nhàn. Trong bài thơ Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác (Sau loạn về Côn Sơn), Nguyễn Trãi có nhắc tới ước mơ của cuộc đời ông là: “Bao giờ dưới núi mây về ở/ Nước suối chè tươi ngủ Thạch Bàn”. Hình ảnh Thạch Bàn không chỉ là một phần phong cảnh của Côn Sơn mà trở thành một biểu tượng về sự thanh bình, là giấc mơ của Nguyễn Trãi trong những năm tháng chiến chinh. Có lẽ trong tâm thức ông, khi ông được về ngủ trên Thạch Bàn là khi đất nước đã yên ổn, không còn giặc ngoại xâm. Giấc mơ về Thạch Bàn là giấc mơ chung cho toàn dân tộc chứ không còn là giấc mơ riêng về cảnh thanh nhàn của bản thân ông. Sau thời Nguyễn Trãi, có nhiều thư tịch cổ cũng nhắc đến Thạch Bàn - một di tích cổ rất đẹp của Côn Sơn như sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (thế kỷ 19), Chí Linh phong vật chí…

Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã cho xây một khu vực quây bảo vệ Thạch Bàn, trên có tấm bia, khắc một đoạn trong bài thơ Côn Sơn ca. Nhờ có Thạch Bàn mà các nhà khoa học mới xác định được vị trí nền nhà Nguyễn Trãi vì trong thơ văn Nguyễn Trãi có viết về việc ông về Côn Sơn dựng một ngôi nhà cạnh suối Côn Sơn nhìn ra Thạch Bàn để dạy học trò. Năm 1979, Bảo tàng Hải Hưng (nay là Bảo tàng Hải Dương) khai quật tại vị trí cạnh Thạch Bàn lớn, phát hiện dấu tích ngôi nhà xưa của Nguyễn Trãi với một cấp nền kiến trúc có diện tích dài 17m, rộng 7m và nhiều hiện vật niên đại thế kỷ XV. Năm 2005, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tôn tạo khu vực này, kè đá xung quanh và xây dựng một nhà bia ghi dấu ấn di tích nền nhà Nguyễn Trãi, nằm ngay cạnh Thạch Bàn lớn.
Sáng 19-2 (23 tháng giêng), UBND thị xã Chí Linh tổ chức khai hội đền Cao (xã An Lạc).
Đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đông đảo người dân, du khách thập phương đến dự.
Đây là lễ hội cổ truyền độc đáo tưởng niệm 5 vị tướng họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống (năm 981) là Vương Đức Minh, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng. Lễ hội mở màn với chương trình văn nghệ đặc sắc. Sau hồi trống khai hội là nghi lễ tuyên đọc văn tế, thân thế 5 vị tướng họ Vương. Trong màn múa lân, múa rồng, các cỗ kiệu thánh được dòng người rước từ đền Cả về đền đình làng. Trong những ngày diễn ra lễ hội (19 đến 20-2) sẽ có nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian truyền thống: đấu vật, kéo co, cờ tướng, hát quan họ, múa rối nước...

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noi ,bao hanh tu lanh hitachi ,bao hanh tu lanh samsung

Đến Vãn Cảnh Chùa Côn Sơn, Ngoài Các Địa Danh, Hạng Mục Kiến Trúc Đặc Sắc


vTrước đó, ngày 18-2, tại nhà văn hóa thôn Đại (xã An Lạc) đã diễn ra hội thi giã bánh dày, nấu chè kho với sự tham gia của 5 đội đến từ các thôn trong xã. Đội thôn Đại giành giải nhất giã bánh dày, thôn Bờ Đa giành giải nhất nấu chè kho. Các sản vật của hội thi được chọn làm lễ vật dâng thánh tại lễ hội đền Cao.
Lễ giỗ Đệ tam tổ Huyền Quang
Ngày 19-2 (23 tháng giêng), tại di tích chùa Côn Sơn diễn ra Lễ giỗ đức Đệ tam tổ Huyền Quang và Lễ đàn Mông sơn thí thực thu hút đông đảo tăng ni, phật tử, người dân, du khách thập phương. Tại Lễ giỗ Đệ tam tổ Huyền Quang, các nhà sư, phật tử, du khách đã tiến hành khóa cúng Phật, cúng Trúc Lâm và dâng hương tại Đăng Minh bảo tháp nơi Đệ tam tổ Huyền Quang viên tịch. Lễ đàn Mông sơn thí thực diễn ra với các nghi thức cúng lịch đại tổ sư, nghi lễ nhiễu đàn, đăng đàn Mông sơn thí thực cầu quốc thái dân an.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 20% diện tích vải thiều ra hoa, trong khi 20% diện tích đã phát lộc.

Diện tích còn lại vẫn trong giai đoạn ủ mầm lưỡng tính, chưa rõ nảy mầm hoa hay mầm lộc.
Nguyên nhân do vụ đông xuân ấm đã ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của vải thiều. Nếu như mọi năm vải thiều ra hoa tập trung thì năm nay, cây ra hoa rải rác và chậm hơn từ 7-10 ngày so với trung bình nhiều năm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương chỉ đạo nông dân tiếp tục khoanh cành, hạn chế tưới siết nước, phun bổ sung chế phẩm phân bón lá có hàm lượng đạm thấp kết hợp với các chất điều hòa sinh trưởng cho diện tích vải thiều đang ủ mầm. Với diện tích vải ra hoa, cần tưới đủ nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời để tăng tỷ lệ đậu quả.
Đến vãn cảnh chùa Côn Sơn, ngoài các địa danh, hạng mục kiến trúc đặc sắc, du khách bắt gặp một công trình đặc biệt, đó là giếng Ngọc.
Giếng Ngọc không chỉ là nguồn nước quý của di tích mà còn là một điểm tham quan mang giá trị tâm linh.
Nguồn nước quý của di tích
Giếng Ngọc nằm ở chân núi Kỳ Lân, trên đường lên Bàn Cờ Tiên. Ngay sau giếng là Đăng Minh bảo tháp nơi đặt xá lị của Huyền Quang tôn giả. Chiếc giếng khá đặc biệt, tọa lạc ở vị trí cao hơn mái ngói chùa Côn Sơn nhưng mùa nào giếng Ngọc cũng luôn đầy nước. Người xưa và nhân dân địa phương cho rằng giếng Ngọc là huyệt mạch của núi Côn Sơn và là mắt của con Kỳ Lân.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi ,   bảo hành tủ lạnh hitachisua tu lanh samsung

Tại Huyện Nam Sách, 100% Các Đồng Chí Bí Thư Cấp Ủy Cơ Sở Đã Trực Tiếp Truyền Đạt Nghị Quyết


Còn với các tăng ni, phật tử tại chùa Côn Sơn, giếng Ngọc mang truyền thuyết ly kỳ về giấc mơ của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả. Khi trụ trì ở chùa Côn Sơn, Đệ tam tổ Huyền Quang đã cho mở rộng quy mô kiến trúc chùa Côn Sơn, hoàn chỉnh hệ thống tượng pháp, biến nơi đây thành chốn quốc tự, danh lam cổ tích. Nhưng trong lòng sư tổ Huyền Quang luôn trăn trở vì chùa còn thiếu nguồn nước thanh tịnh cho việc cúng lễ và làm lễ mộc dục (tắm tượng). Vào một đêm rằm tháng bảy, sau khi đăng đàn lễ Vu Lan báo hiếu, nằm ngủ, sư tổ Huyền Quang mơ thấy một vị thần hiện lên, tự xưng là Chủ thần long mạch núi Côn Sơn, dẫn người đi về phía sau chùa chỉ cho viên ngọc sáng lấp lánh dưới chân núi. Tổ sư Huyền Quang định với tay nhặt viên ngọc thì chuông chùa vang lên làm ngài tỉnh giấc. Ngẫm lại giấc mơ kỳ lạ, thiền sư kể lại cho các tăng ni và cùng mọi người lên xem thử. Khi phát quang bụi rậm, bỗng thấy dòng nước trong lành hiện ra trước mắt. Nghĩ lại giấc mơ, sư tổ Huyền Quang uống thử thấy nước mát ngọt bèn cho làm lễ tạ sơn thần và khơi sâu, kè đá thành giếng. Từ khi được khơi kè, nước giếng bốn mùa luôn đầy, xanh trong nhìn thấu đáy. Nhớ lại viên ngọc sáng lấp lánh dưới chân núi trong giấc mơ, sư tổ Huyền Quang liền đặt tên là giếng Ngọc.

Sẽ được tu bổ, tôn tạo
Hơn 700 năm qua, giếng Ngọc vẫn ăm ắp nước và trở thành nguồn nước quý của chùa Côn Sơn. Các nhà khoa học đánh giá đây là nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn nước khoáng thiên nhiên. Còn đối với các tăng ni, phật tử, người dân địa phương, du khách các nơi thì nước giếng Ngọc còn mang ý nghĩa tâm linh. Hằng tháng, nước giếng Ngọc được nhà chùa dùng làm nước cúng trong Phật điện. Mỗi khi tổ chức lễ Phật đản, nước giếng Ngọc được hòa cùng với nước hồ Côn Sơn thỉnh trong lễ rước nước lễ hội xuân để mộc dục (tắm tượng). Còn người dân địa phương và du khách thập phương tin rằng nếu uống hoặc dùng nước giếng Ngọc để rửa mặt sẽ được mạnh khỏe, an lành. Bởi vậy, mỗi khi đến Côn Sơn, mọi người đều dừng lại bên giếng để xin nước uống và tẩy bụi trần.

Có mặt tại giếng Ngọc vào Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, chỉ ít phút chúng tôi thấy hàng chục du khách tìm đến giếng xin nước uống trước khi leo núi. Để phục vụ nhu cầu của khách, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc bố trí rất nhiều ca, cốc và cử người múc nước phục vụ. Sau khi tham quan chùa Côn Sơn và dừng chân uống nước giếng Ngọc, chị Nguyễn Thị Minh ở Quảng Ninh chia sẻ: "Nước giếng rất ngon và mát lành".
Để bảo vệ nguồn nước quý của di tích và xây dựng nơi đây thành điểm nhấn mang giá trị tâm linh đặc biệt, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục thuộc di tích chùa Côn Sơn, trong đó có giếng Ngọc. Theo đó, dựa trên cơ sở khoa học và kết quả khai quật khảo cổ học sẽ tu bổ, tôn tạo giếng Ngọc, xây dựng mới sân giếng và đường nối từ sân giếng lên lầu thờ Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, toàn bộ thành giếng sẽ được làm lại bằng đá quý hiếm. Ông Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết, tới đây, giếng Ngọc không chỉ được tu tạo mà bên cạnh còn có một công trình tâm linh, đặc biệt là tượng và lầu thờ Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, sân vọng cảnh. Khi công trình hoàn thiện, các hạng mục, giếng Ngọc, tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tháp tổ Đăng Minh sẽ tạo thành những điểm nhấn tâm linh của di tích.

Tại huyện Nam Sách, 100% các đồng chí Bí thư cấp ủy cơ sở đã trực tiếp truyền đạt Nghị quyết Trương ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Kết thúc đợt học tập các nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), huyện Nam Sách có trên 98% số đảng viên tham gia học tập đã nộp bản thu hoạch viết tay. Số ít đảng viên còn lại chưa nộp bài thu hoạch thuộc 3 đảng bộ cấp xã đang được nhắc nhở, đôn đốc. Riêng các chi bộ, đảng bộ khối các cơ quan huyện có 100% số đảng viên nộp bài thu hoạch đạt yêu cầu.

Xem thêm: trung tam bao hanh hitachi ha noi , bao hanh tu lanh hitachi sửa cửa cuốn    
Các Đơn Vị Sự Nghiệp Giáo Dục: Cần Gắn Tinh Giản Biên Chế Với Sáp Nhập P2

* 85% số đảng viên ở Cẩm Giàng hoàn thành bài thu hoạch
 Trên 98% số đảng viên của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng (trừ số đảng viên được miễn, hoãn sinh hoạt) đã hoàn thành việc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đến ngày 20-2, có 85% trong tổng số đảng viên được học tập đã nộp bản thu hoạch viết tay về cấp ủy cơ sở. Ban thường vụ cấp ủy các cấp đã kiểm tra, đánh giá chất lượng các bài thu hoạch và lưu hồ sơ đảng viên.
Theo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Dương, Thành ủy đã xác định và lấy ngày 26-8-1938 là ngày thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của TP Hải Dương.
Nơi thành lập tại số nhà 17 phố Phạm Hồng Thái. Chi bộ ban đầu có 3 đảng viên gồm các đồng chí Nguyễn Thượng Mẫn, Nguyễn Văn Sơ và Bùi Văn Giáp; đồng chí Nguyễn Thượng Mẫn làm Bí thư.

Trước đây, Đảng bộ TP Hải Dương mới chỉ xác định thời gian thành lập chi bộ đầu tiên vào tháng 8-1938. Để xác định chính xác, cụ thể về mốc thời gian này, Thành ủy đã tổ chức Hội thảo khoa học "Xác định ngày thành lập chi bộ đảng đầu tiên của TP Hải Dương" với sự tham gia của đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Thành ủy khóa XXII, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), lãnh đạo Ban Lịch sử địa phương và các đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ chốt thành phố qua các thời kỳ. Việc xác định cụ thể mốc sự kiện này giúp cho việc bổ sung thông tin vào nội dung tái bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ TP Hải Dương (1930-2015), đồng thời tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động, sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Đảng bộ thành phố
UBND tỉnh vừa chọn huyện Thanh Miện để xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích 200 ha.
UBND tỉnh sẽ hỗ trợ 100.000 đồng/m2 kinh phí xây dựng nhà màng, nhà lưới; 30% kinh phí mua giống, thuốc bảo vệ thực vật. Để được hỗ trợ, nhà màng, nhà lưới phải bảo đảm quy mô từ 500 m2 trở lên, được phê duyệt thiết kế kỹ thuật; được trang bị hệ thống tưới tự động và hệ thống điện phục vụ sản xuất.
UBND tỉnh yêu cầu huyện Thanh Miện khẩn trương chọn địa điểm, cây trồng phù hợp để thực hiện dự án.