"Kiên quyết tinh giản biên chế" là câu trả lời của đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đối với cử tri của huyện Ninh Giang. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, mặc dù xác định đây là việc rất khó vì liên quan đến từng cá nhân cụ thể, do đó càng đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chấp hành nghiêm túc, thực hiện công khai, công bằng, minh bạch. Trung ương và tỉnh đều quyết tâm sẽ thực hiện thành công việc tinh giản biên chế. Tỉnh cũng đã bàn bạc kỹ lưỡng, xây dựng một số đề án để thực hiện việc này.

Xem thêm : sửa chữa tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa chữa máy giặt sanyo

Các Đơn Vị Sự Nghiệp Giáo Dục: Cần Gắn Tinh Giản Biên Chế Với Sáp Nhập


Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, vấn đề này cũng đã được đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: "Tới đây xã hội phát triển thì những người làm y tế, giáo dục có thể tăng lên nhiều nhưng sẽ tăng lên ở khu vực ngoài nhà nước, còn đơn vị sự nghiệp phải giảm đi, thế mới đúng quy luật phát triển".

Có ý kiến cho rằng, trước đây, mỗi Phòng Giáo dục huyện chỉ có 2-3 người làm nghiệp vụ kế toán, thủ quỹ cũng giải quyết được vấn đề liên quan đến tài chính cho tất cả các trường trực thuộc. Hiện nay, mỗi trường có một thủ quỹ, một kế toán riêng nên đã làm đội ngũ này “phình lên” nhanh chóng, thậm chí gây lãng phí nguồn nhân lực. Theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. Nhìn sang một số tỉnh, thành phố khác cũng đang trong tình trạng "đau đầu" với bài toán giải quyết đội ngũ giáo viên hiện nay vì không ít người trong biên chế nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc (nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu), trong khi lượng lớn sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường, được đào tạo bài bản, có đủ năng lực… thì lại thất nghiệp vì không có chỉ tiêu tuyển dụng, hoặc hợp đồng ngắn hạn. Tình trạng này ở tỉnh ta không phải là không có. Bên cạnh đó, chưa kể hiện nay còn nhiều đơn vị có cùng chức năng nhiệm vụ hoặc chức năng nhiệm vụ gần giống nhau nhưng có nguồn thu thấp, hoạt động kém hiệu quả như các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên...

Hiện nay, bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực giáo dục trong tỉnh khá lớn với 902 đơn vị. Số viên chức ngành giáo dục năm 2016 tăng hơn 7.600 người so với năm 2013. Do đó, lời giải cho bài toán tinh giản biên chế trong các đơn vị giáo dục là phải hướng đến nâng cao chất lượng đội ngũ, hiệu quả hoạt động, trong đó phải gắn sáp nhập các đơn vị với tinh giản biên chế. Sở Tài chính, Sở Nội vụ đã được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định lộ trình sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, theo đề xuất, đến năm 2020, ngành giáo dục sẽ sáp nhập để giảm 8 đơn vị. Đề án "Sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh giai đoạn 2016-2021" cũng đang được tỉnh xem xét và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 12-2016. Điều này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, trong đó có tinh giản viên chức khối giáo dục - khối có số lượng biên chế lớn nhất trong tỉnh.
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục: Cần gắn tinh giản biên chế với sáp nhập
Lời giải cho bài toán tinh giản biên chế trong các đơn vị giáo dục là phải hướng đến nâng cao chất lượng đội ngũ, phải gắn sáp nhập các đơn vị với tinh giản biên chế.
Vấn đề tinh giản biên chế trong các đơn vị giáo dục đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các nhà trường do số đơn vị giáo dục và tổng số biên chế toàn ngành lớn.

Xem thêm:sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,    sua may giat sanyosua chua tu lanh hitachiTạo Động Lực Khơi Dậy Phong Trào Khởi Nghiệp P2

Dư luận quan tâm
Tại cuộc tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại huyện Ninh Giang vừa qua, một cử tri đại diện ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) huyện nêu ý kiến về những khó khăn trong thực hiện tinh giản biên chế sự nghiệp giáo dục. Theo lý giải của đại biểu này, khó là do hiện nay, nếu so với định mức biên chế giáo viên/lớp theo quy định của Bộ GDĐT đối với từng bậc học thì tỉnh ta đang giao định mức biên chế thấp hơn. Cụ thể, ở cấp tiểu học, mức quy định là 1,5 giáo viên/lớp thì chỉ được tuyển 1,43 giáo viên/lớp; THCS được giao 1,9 giáo viên/lớp thì được tuyển 1,85 giáo viên/lớp; bậc mầm non được giao 2,2 giáo viên/lớp, nhưng mức giao là 2 giáo viên/lớp. Chỉ riêng bậc THPT được tuyển đủ 2,25 giáo viên/lớp. Như vậy, các bậc học cũng đã được tỉnh giao giảm khoảng từ 10-15% trên tổng số biên chế được giao. Theo ý kiến của cử tri trên thì mức tuyển như vậy cũng đã bảo đảm mục tiêu đến năm 2021, mỗi đơn vị tinh giản 10% so với tổng số biên chế được giao năm 2015 và cũng bảo đảm được số lượng giáo viên giảng dạy. Nếu tiếp tục tinh giản thì sẽ rất khó cho các nhà trường trong việc bố trí, sắp xếp giáo viên.

Bên cạnh đó, có đồng chí Trưởng Phòng GDĐT cấp huyện cho rằng do quy định về số học sinh/lớp ở nước ta quá đông, nên dù có tuyển đủ định mức biên chế được giao cũng còn khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong khi đó, nếu tinh giản biên chế có thể sẽ vi phạm Luật Giáo dục do quy định về định mức biên chế giáo viên/lớp.

Một giáo viên THPT cũng gửi về kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh khóa XVI câu chất vấn tương tự các ý kiến trên. Trong đó có ý hỏi nếu không tinh giản được giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay chỉ có thể tinh giản đội ngũ cán bộ làm các nghiệp vụ khác, như kế toán, văn thư, thư viện... Nhưng nếu tinh giản đội ngũ này thì ai làm các nghiệp vụ trên vì mỗi đơn vị cũng chỉ có 1 kế toán, 1 văn thư... Một số cán bộ quản lý, giáo viên cũng băn khoăn không hiểu việc tinh giản sẽ được thực hiện thế nào trong khi đội ngũ giáo viên trong các nhà trường chỉ vừa đủ để phục vụ giảng dạy. Thậm chí có ý kiến cho rằng ngay trong đợt thi tuyển viên chức các đơn vị giáo dục vừa qua, toàn tỉnh cũng chỉ tuyển 70% số biên chế còn thiếu. So với tổng số biên chế được giao cho các đơn vị sự nghiệp, toàn tỉnh vẫn tuyển thiếu gần 6.000 người, do đó, không thể tinh giản biên chế ngành GDĐT hơn được nữa.

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nội dung liên quan đến tinh giản biên chế, trong đó có biên chế và việc sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục cũng đã làm "nóng" phiên chất vấn, trả lời chất vấn. Về nội dung này, Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Tỏ cho biết do đa số các cơ quan chưa xây dựng được kế hoạch tinh giản biên chế theo từng năm, chưa chỉ ra được người cụ thể sẽ phải tinh giản nên việc tinh giản biên chế vẫn còn là giảm cơ học.
Đại biểu Lê Văn Dũng (Thanh Hà) đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng cầu nối xã Thanh Cường (Thanh Hà) với huyện An Lão (Hải Phòng) để thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện, kết nối giao thương giữa Thanh Hà với Hải Phòng, Thái Bình.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noi , sua chua tu lanh hitachisửa chữa máy giặt sanyo

Tạo Động Lực Khơi Dậy Phong Trào Khởi Nghiệp


Làm rõ về vấn đề này, ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết tỉnh sẽ huy động nguồn lực theo hình thức đầu tư BOT đối với tuyến đường trục Bắc - Nam từ cầu Hiệp đến nút giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại huyện Gia Lộc. Đoạn từ phà Triều đến phà Mây cũng đang được tỉnh kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT. Theo tính toán, cầu Mây được ưu tiên làm trước. Riêng cầu Triều còn liên quan đến tỉnh Quảng Ninh nên hai tỉnh phải bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện. Ông Long cũng cho biết Ban Thường vụ 2 địa phương Hải Phòng và Hải Dương đã làm việc và thống nhất sẽ tính toán xây dựng cầu từ xã Thanh Cường (Thanh Hà) sang huyện An Lão (Hải Phòng). Dự án này hết khoảng 350-400 tỷ đồng. Thời gian tới, lãnh đạo 2 địa phương tiếp tục bàn bạc để đi đến thống nhất việc xây dựng cây cầu này.
Trước khi kết thúc phần thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh đang là rào cản, làm xấu đi môi trường đầu tư tại Hải Dương, khiến các cơ quan từ tỉnh đến địa phương đau đầu. "Thông thường phải mất 2 năm mới hoàn thành giải phóng mặt bằng nhưng có công trình 10 năm trời vẫn chưa làm xong. Doanh nghiệp ra không ra được vào không vào được khi đã đổ quá nhiều tiền vào dự án", đại biểu Hải bức xúc. Đại biểu Hải cho rằng nếu tỉnh không giải quyết được việc này thì nguồn lực rất lớn của doanh nghiệp sẽ bị chôn vùi ở đó. Một trong những nguyên nhân của việc chậm giải phóng mặt bằng được đại biểu Hải chỉ rõ là cán bộ các ban giải phóng mặt bằng từ tỉnh đến huyện đều làm việc kiêm nhiệm. Những người làm việc chuyên trách thì trình độ kém. "Nhiều ban giải phóng mặt bằng là cái túi chứa những cán bộ yếu kém, không làm được việc. Chỗ này cần những người có trình độ cao mới làm được", đại biểu Hải nói.

Bức xúc trước tình trạng xe quá tải tránh trạm thu phí Quán Toan đi vào quốc lộ 17B từ ga Phú Thái đến xã An Hòa (An Dương, Hải Phòng), đại biểu Ngô Thị Tho cho biết tuyến đường này dài hơn 10km, có 3 chiếc cầu yếu nhưng hằng ngày có hàng trăm lượt xe container chạy qua tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông và sập cầu.

Về vấn đề này, ông Lê Đình Long cho biết qua kiểm tra cho thấy số xe đi vào quốc lộ 17B chủ yếu xe không chở hàng nên vẫn bảo đảm đi qua một số cây cầu có tải trọng 10 tấn trên tuyến đường nên rất khó phạt. Kết luận việc này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Sở Giao thông vận tải căn cứ quy định hiện hành tham mưu cho UBND tỉnh có biện pháp xử lý cả xe quá khổ tránh trạm cân đi vào đường 17B.
Tạo động lực khơi dậy phong trào khởi nghiệp
 Sáng 8-12, HĐND tỉnh thảo luận tại hội trường, làm rõ một số vấn đề trong buổi thảo luận tổ chiều 7-12.Cần tạo phong trào khởi nghiệp
Thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Nam Sách) cho rằng tỷ trọng đầu tư cho phát triển trên tổng nguồn ngân sách rất thấp. Điều này thể hiện việc làm ra được bao nhiêu giành phần lớn cho chi thường xuyên. Tuy nhiên, đại biểu Hải cho rằng căn cứ vào nguồn thu thấp của tỉnh thì chi cho đầu tư phát triển của tỉnh cũng  đáng kể. Tuy nhiên, đại biểu Hải lưu ý việc đầu tư phát triển đã ít thì phải quan tâm đến đầu tư trúng, đúng, tập trung cho những công trình trọng điểm để đưa vào sử dụng, tránh đầu tư dàn trải. Ngoài ra, tỉnh cũng không chỉ quan tâm đến hạ tầng mà cần quan tâm đầu tư cho an ninh chính trị, văn hóa.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisua chua may giat sanyo

Ngân Sách Chi Cho Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Còn Lớn


Trăn trở trước số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thành lập mới không nhiều nhưng số giải thể, ngừng hoạt động cũng không nhỏ, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị tỉnh cần phải có cơ chế hỗ trợ những kỹ sư, cử nhân ra trường bắt tay khởi nghiệp. Đại biểu Hải đề nghị cần có chính sách hỗ trợ tốt làm động lực để tạo phong trào khởi nghiệp của thanh niên Hải Dương. "Chúng ta đang có lực lượng thanh niên có trình độ rất đông đảo nhưng đang bị lãng phí. Đề nghị tỉnh có biện pháp hỗ trợ để đội ngũ trí thức trẻ này khởi nghiệp chứ con số 1.200 doanh nghiệp được thành lập năm 2016 không nhiều so với tiềm năng của tỉnh", đại biểu Hải nói. Đại biểu Hải cũng đề nghị tỉnh cần rà soát lại số doanh nghiệp còn thực sự hoạt động để có đánh giá chính xác hơn về tình hình kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh cần quan tâm đến doanh nghiệp để sản xuất.

Nhận định cải cách thủ tục hành chính trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đại biểu Hải cũng đề nghị tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành thực hiện tốt hơn nữa từ tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp của cán bộ các cơ quan công quyền. Tỉnh cũng cần phải thực hiện tốt cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đơn vị này có kênh riêng theo dõi cải cách hành chính tại Hải Dương. Đại biểu Hải đề nghị các sở, ngành cần rà soát, loại bỏ các loại văn bản làm cản trở quá trình phát triển của tỉnh.

Quan tâm đầu tư hạ tầng những huyện nghèo

Ông Nguyễn Tiến Tầng, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang đề nghị tỉnh cần quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng ở các địa bàn khó khăn như Ninh Giang, Thanh Hà để thu hút đầu tư. "Phần lớn trong phân bổ đầu tư công tập trung ở TP Hải Dương, thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn nên 9 huyện còn lại được đầu tư rất ít. Nếu tính không quan tâm đến những huyện còn khó khăn thì sẽ xảy ra phân hóa giàu nghèo giữa các địa phương trong tỉnh", ông Tầng bức xúc. Ông Tầng lấy ví dụ con đường vào trung tâm huyện trước kia là đường quốc lộ nhưng nay nhỏ hẹp, xuống cấp không bằng đường huyện. "Ninh Giang như con số 0 vì nhiều năm qua phát triển triển rất kém", ông Tầng dẫn lời một đồng chí lãnh đạo tỉnh khi về thăm Ninh Giang. Ông Tầng cũng đề nghị tỉnh khởi động lại dự án trục Bắc - Nam vì năm 2016 gần như không đầu tư trong khi đó huyện đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, gây khó khăn trong thu hút đầu tư của huyện.
Ngân sách chi cho các đơn vị sự nghiệp công lập còn lớn
Sáng 8-12, các đại biểu HĐND tỉnh làm việc tại hội trường, nghe báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
Sau khi HĐND tỉnh giám sát 26 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở, ngành, đoàn thể cho thấy trong những năm qua, các đơn vị sự nghiệp góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức hành chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi ,   bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua may giat sanyo

Không Để Khu Nuôi Thủy Sản Tập Trung Thành Khu Dân Cư Với Các Nhà Cao Tầng P3


Các đơn vị cơ bản chủ động trong việc rà soát, sắp xếp lại bộ máy hoạt động theo hướng tin gọn, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chủ động xây dựng kế hoạch, quyết định các biện pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với khả năng nghiệp vụ chuyên môn; liên danh, liên kết với các tổ chức khác để cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Trong số 26 đơn vị sự nghiệp công lập được giám sát có 4 đơn vị có mức độ tự bảo đảm kinh phí từ 50-100%; 10 đơn vị từ 20-50%; 3 đơn vị từ 10-20%; 9 đơn vị dưới 10%. Một số đơn vị tự bảo đảm kinh phí cao như Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (72,4%), Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư (88,3%), Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 62,8%)... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị có mức độ tự bảo đảm kinh phí thấp như Trung tâm Điều dưỡng người có công (3,9%); Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể thao dưới nước (4,5%), Trường Trung cấp văn hóa, nghệ thuật và du lịch (5%).

Báo cáo chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Đó là công tác quản lý của cơ quan chủ quản chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều đơn vị sự nghiệp công lập sau 5 năm đã hết thời hạn được hỗ trợ từ ngân sách nhưng vẫn chưa tự chủ và tự bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Việc rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh giản biên chế chưa đạt được hiệu quả thiết thực, chưa theo kịp cơ chế, chính sách hiện hành. Đã xây dựng lộ trình chuyển đổi, song việc chỉ đạo quyết liệt của các đơn vị thực hiện tự chủ cả về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí còn nhiều hạn chế. Chỉ đạo quản lý, sử dụng biên chế, lao động hợp đồng đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập chưa chặt chẽ, rõ ràng. Hệ thống tổ chức bộ máy hiều đơn vị sự nghiệp công lập còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, hiệu quả hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp chưa cao. Việc tinh giản biên chế chưa căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và vị trí việc làm mà mới thực hiện tinh giản theo hướng cơ học, dẫn dến nhiều đơn vị chưa kiện toàn được tổ chức bộ máy hoặc phát sinh nhiệm vụ nhưng không được bố trí thêm biên chế. Ngược lại, một số đơn vị hoạt động không hiệu quả lại không ting giản được biên chế.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, nhận thức của một số đơn vị, nhất là người đứng đầu còn thiếu tính chủ động trong thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Còn tư tưởng trông chờ vào hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Cơ chế quản lý và phương thực hoạt động của các đơn vị chưa được đổi mới đồng bộ dẫn đến chất lượng và hiệu quả cung ứng các dịch vụ công còn chạn chế. Một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao. Một số đơn vị có số lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ và lao động hợp đồng khác còn lớn. Tài sản nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp công lập chưa được quản lý, sử dụng hiệu quả và chưa được hạch toán theo dõi chi tiết cụ thể, một số đơn vị chưa xây dựng dược quy chế quản lý sử dụng tài sản công. Khả năng tự chủ về tài chính của các đơn vị có xu hướng giảm, chi từ ngân sách nhà nước lại tăng lên. Vẫn còn 12 trong số 26 đơn vị được giám sát mới tự bảo đảm được dưới 20% kinh phí hoạt động. Một số đơn vị chưa chủ động trong việc đề xuất xây dựng đề án vị trí việc làm, danh mục, định mức kinh tế kỹ thuật gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Báo cáo đề nghị các bộ, ngành có liên quan sớm ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn trển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Các bộ chuyên ngành quy định danh mục dịch vụ sự nghiệp công và định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở tính giá dịch vục công. HĐND tỉnh tăng cường công tác giám sát việc quản ý, sử dụng biên chế của các cơ quan, đơn vị, trong đó có lao động vụ việc và lao động hợp đồng theo Nghị định 68, quyết định chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định 68.

UBND tỉnh xem xét sửa đổi các văn bản không còn phụ hợp để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Xây dựng quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công theo từng ngành, lĩnh vực. Phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các mức độ tự chủ, hình thức chuyển đổi phù hợp. Rà soát, đánh giá lại tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và cơ chế tài chính của từng đơn vị để sáp nhập, giải thể các đơn vị, các phòng ban chuyên môn hoạt động kém hiệu quả. Khuyến khích chuyển đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình như doanh nghiệp. Chỉ đạo các ngành khẩn trương xây dựng danh mục sự
Các đại biểu Ngô Thị Thu (Kim Thành), Nguyễn Ngọc Sẫm (Tứ Kỳ), Lê Văn Dũng (Thanh Hà) đề nghị tỉnh bố trí ngân sách tiếp tục hỗ trợ xi măng làm đường nội đồng, đặc biệt một số tuyến đường đã làm xong mặt bằng.

Làm rõ thêm về vấn đề này, ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết trong 5 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ 14.000 tấn xi măng, tương đương 639 tỷ đồng làm 3.000 km đường giao thông nông thôn. Đến thời điểm này, tỉnh mới thanh toán cho doanh nghiệp hơn 300 tỷ đồng, số còn lại còn khá lớn. Mặt khác, kinh phí của tỉnh hạn hẹp nên trước mắt sẽ tạm dừng hỗ trợ xi măng làm đường nội đồng. Ông Long mong muốn người dân chia sẻ khó khăn với tỉnh. Đối với các con đường đã chuẩn bị về mặt bằng, bảo đảm tiêu chuẩn, tỉnh sẽ nghiên cứu hỗ trợ một phần để làm.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , sửa máy giặt sanyo

Không Để Khu Nuôi Thủy Sản Tập Trung Thành Khu Dân Cư Với Các Nhà Cao Tầng P2


Đại biểu Ngô Thị Thu cũng đề nghị tỉnh hỗ trợ xây những nhà văn hóa khu dân cư đã xuống cấp. Theo đại biểu Thu, trước kia, kinh phí hỗ trợ xây nhà văn hóa khu dân cư 50 triệu đồng/nhà nên diện tích hẹp, chất lượng công trình không tốt. Nay, kinh phí được nâng lên 100 triệu đồng/nhà, đề nghị tỉnh hỗ trợ những nhà xuống cấp mức hỗ trợ mới để xây lại. Đại biểu Thu cũng cho rằng mức hỗ trợ 2 tỷ đồng/sân vận động của xã và 200 triệu đồng/sân vận động của thôn là thấp, đề nghị tỉnh quan tâm nâng mức hỗ trợ sân vận động của xã từ 5-7 tỷ đồng/sân, sân vận động của thôn từ 400-600 triệu đồng/sân.
Về nước sạch nông thôn, đại biểu Đồng Dũng Mạnh cho biết trên địa bàn huyện còn 2 nhà máy nước lấy nước mặt sông Cửu An cung cấp cho sinh hoạt của người dân nhiều lúc không bảo đảm chất lượng. Về vấn đề này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển đề nghị phải đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi toàn bộ nhà máy lấy nước sông nội đồng ra lấy nước sông ngoài. Phấn đấu trong năm 2017 (trước 1 năm so với kế hoạch), phải chuyển đổi 11 nhà máy lấy nước sông nội đồng sang lấy nước mặt sông ngoài. Các nhà máy này có thể là điểm chung chuyển nước sạch cho Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hải Dương để cấp nước cho người dân. Trong thời gian chờ chuyển đổi, các sở, ngành liên quan thường xuyên phải lấy mẫu để kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Buổi chiều, HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn.
Đề cập việc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp chưa trúng, đại biểu Ngô Thị Thu (Kim Thành) cho biết hỗ trợ thiệt hại cho nông dân do thiên tai, dịch bệnh gây ra bằng một số giống rau nhưng không phù hợp với vùng, địa phương, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí. Đại biểu thu đề nghị tỉnh cần chuyển hình thức hỗ trợ bằng tiền, phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho hiệu quả hơn.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , sửa máy giặt sanyo , bảo hành tủ lạnh hitachi

Không Để Khu Nuôi Thủy Sản Tập Trung Thành Khu Dân Cư Với Các Nhà Cao Tầng


Bà Thu đề nghị tỉnh bố trí kinh phí thực vùng sản xuất rau tập trung 600 ha ở 6 xã khu C của Kim Thành. Đại biểu Lê Văn Dũng (Thanh Hà) đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ cho người dân sản xuất vải sạch đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đại biểu Dũng cũng đề nghị nâng mức kinh phí hỗ trợ cho người dân dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng hơn mức 1 triệu đồng/ha đang thực hiện.
Về ý kiến hỗ trợ giống cho những vùng bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai không phù hợp, ông Phú cho biết sống thóc giống, rau giống là do Trung ương hỗ trợ, tỉnh không có quyền quyết định. Trung ương chỉ hỗ trợ thóc giống, hạt rau giống chứ không hỗ trợ tiền, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như đại biểu Thu đề nghị.

Kết luận vấn đề này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương hướng dẫn bà con vùng nuôi thủy sản tập trung đã được huyện phê duyệt quy hoạch làm các thủ tục cần thiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, dứt khoát không được khi chưa phê duyệt dự án. Các khu vực quy hoạch trên từ 20ha trở lên vẫn được nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng/ha theo quy định. Đối với ý kiến cho rằng diện tích nhà trông coi ở các vùng chuyển đổi 20m2 quá nhỏ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển giao ngành nông nghiêp, xây dựng, tài nguyên môi trường nghiên cứu, xem xét đề xuất với UBND tỉnh quy định diện tích nhà trông coi cho phù hợp trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển yêu cầu phải trên nguyên tắc không để khu nuôi trồng thủy sản tập trung trong vài năm nữa thành khu dân cư với các nhà cao tầng. "Cá nhân nào vi phạm xây nhà ở kiên cố phải dỡ bỏ", đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển kiên quyết.

Đề nghị tiếp tục hỗ trợ xi măng

Bày tỏ trăn trở sau khi quyết định của tỉnh ngừng hỗ trợ xi măng làm đường nội đồng, đại biểu Đồng Dũng Mạnh (Thanh Miện) khẳng định đây là chủ trương trúng, đúng, tạo cú hích làm cải thiện bộ mặt nông thôn. Một số tuyến đường nội đồng đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, việc đi lại của người dân thuận lợi hơn. Tỉnh nên xem xét tiếp tục hỗ trợ một phần có thể ít hơn mức cũ để khuyến khích người dân để làm sao cho việc này vẫn được tiếp tục thực hiện
Không để khu nuôi thủy sản tập trung thành khu dân cư với các nhà cao tầng
Sáng 8-12, HĐND tỉnh thảo luận tại hội trường, làm rõ một số vấn đề trong buổi thảo luận tổ chiều 7-12.Đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp
Theo đại biểu Nguyễn Khắc Toản (Gia Lộc), Hải Dương là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nhưng giá trị mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tình trạng mất mùa được giá, được mùa mất giá vẫn xảy ra với lĩnh vực nông sản.

Xem thêm:bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam , sua tu lanh hitachi ,  sua may giat sanyo

Tăng Trưởng Kinh Tế Thấp Hơn Kế Hoạch P3


Để khắc phục việc này, tỉnh đã triển khai Đề án "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020". Thực hiện đề án này, Gia Lộc đã quy hoạch được 41 vùng chuyên canh rau quả an toàn với tổng diện tích 742 ha, trong đó có 27 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Nhân dân trong huyện mong muốn tỉnh tiếp tục cần có sự quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi, điểm tập kết, sơ chế; chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, quản bán , tiêu thụ sản phẩm... nhằm thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017 và dự kiến phân bổ vốn năm 2017 lại chưa bố trí cho việc triển khai thực hiện đề án.
Đồng quan điểm với đại biểu Toản, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang Nguyễn Tiến Tầng lo ngại tình trạng bỏ ruộng vẫn diễn ra, ngày một nhiều hơn. Toàn huyện Ninh Giang có khoảng 20ha đất bỏ hoang. Đối với diện tích đất công điền, huyện huy động các tổ chức, đoàn thể canh tác nhưng số ruộng bị bỏ hoang do người dân canh tác không có lãi. Huyện đề xuất 2 giải pháp: Quan tâm quy vùng sản xuất 1 vùng, một giống và một vụ. Vì nếu không thì không những người dân khó khăn mà doanh nghiệp thu mua cũng gặp khó. Để thực hiện được việc này, tỉnh cần giao chỉ tiêu cho các huyện, từ đó huyện giao chỉ tiêu cho các xã. Hiện Ninh Giang đã giao chỉ tiêu mỗi xã phải có một vùng 30ha trở lên. Tuy nhiên, sau khi dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng, huyện đều có quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhưng tỉnh lại chưa có hướng dẫn để người dân triển khai các dự án sau khi có quy hoạch vùng. Đề nghị tỉnh sớm chỉ đạo các sở, ngành liên quan cùng với các huyện tháo gỡ khó khăn cho người dân tập trung sản xuất. Nếu không kịp thời, người dân tự chuyển đổi khiến việc quản lý rất khó khăn.
Làm rõ nguyên nhân tình trạng bỏ ruộng, ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết năm 2016, toàn tỉnh có hơn 400 ha ruộng bỏ hoang, tập trung chủ yếu đất xen kẹp, gần các khu dân cư, khu công nghiệp canh tác không hiệu quả, bị chuột phá hoại. Ông Phú đề nghị chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân và có quy định cụ thể. Cá nhân nào khi nhà nước giao đất 2 năm mà không canh tác thì phải thu lại theo quy định. Địa phương cũng cần trích một phần kinh phí hỗ trợ người dân làm đất để người dân không còn bỏ ruộng.
Báo cáo cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực. Đó là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của các địa phương. Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các vùng nuôi thủy sản tập trung đủ điều kiện. 

Tăng Trưởng Kinh Tế Thấp Hơn Kế Hoạch P2


Đẩy nhanh tiến độ thực hiện của một số dự án lớn đang triển khai đầu tư. Nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tập trung thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, cụm CN để thu hút các dự án đầu tư. Tập trung thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, gắn với các lợi thế về phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sạch.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh, giảm tối đa các chi phí khởi nghiệp. Thực hiện cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính. Xây dựng mô hình dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử tỉnh và trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong chỉ đạo xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy định của Chính phủ về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch. Triển khai quy hoạch phát triển dọc các trục giao thông chính trong tổng thể liên vùng, nhất là trục cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, trục Bắc - Nam tỉnh. Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cấp, phát triển các đô thị theo kế hoạch (nâng cấp TP Hải Dương lên đô thị loại I, thành lập thị xã Kinh Môn, nâng cấp thị xã Chí Linh, thành lập thị xã Bình Giang). 
Thực hiện có hiệu quả chương trình hành động và đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Đổi mới phương thức đào tạo nghề theo hướng gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thị trường lao động. Củng cố hệ thống và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác vệ sinh môi trường và nước sạch. Thực hiện tốt, kịp thời các chính sách đảm bảo an sinh xã hội và chiến lược giảm nghèo bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho công tác giảm nghèo..
Về lĩnh vực văn hóa - xã hội: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học 2015 - 2016, quy mô trường, lớp học được giữ ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến rõ nét. Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, tỉnh đứng thứ 2 toàn quốc về điểm trung bình thi đại học năm 2016. Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt; giữ vững chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, đoàn học sinh của tỉnh giành được 70 giải, đứng thứ 6 toàn quốc tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2016. Công tác chăm sóc và bảo đảm sức khỏe nhân dân được quan tâm thường xuyên. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được chú trọng. Phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa tiếp tục được duy trì hiệu quả. Nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách, vùng khó khăn được quan tâm. Giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho trên 36.658 lao động, vượt 7,8%. Xuất khẩu lao động được 4.926 người, vượt 33,2% kế hoạch...

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa máy giặt sanyo

Tăng Trưởng Kinh Tế Thấp Hơn Kế Hoạch


Chưa thu hút được những dự án đầu tư vốn lớn
Báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém như tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm, sản xuất ngành trồng trọt chịu tác động bất lợi bởi tình hình thời tiết, chưa có nhiều mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân. Sản xuất công nghiệp còn gặp khó khăn, một số sản phẩm chủ yếu chưa đạt kế hoạch, chưa có bứt phá mạnh mẽ về chất lượng các dự án đi vào sản xuất. Xuất nhập khẩu tăng trưởng thấp, không đạt kế hoạch. Nhiều nhu cầu cần thiết sớm được đầu tư nhưng không cân đối được ngân sách. Giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án còn vướng mắc, chậm tiến độ. Chưa thu hút được những dự án đầu tư có vốn lớn, hàm lượng công nghệ cao, các nhà đầu tư và liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tình trạng lấn chiếm đất đai, giao đất trái thẩm quyền chậm được giải quyết. Ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh gây bức xúc trong nhân dân, ô nhiễm môi trường ở một số khu vực nông thôn còn gia tăng. Tình trạng khai thác đất bãi ven sông, cát trái phép vẫn còn xảy ra ở một số tuyến sông. Việc xử lý, chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt.
Chất lượng giáo dục trong các trường ngoài công lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên thấp; việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa có chuyển biến. Chất lượng của phong trào xây dựng làng, KDC văn hoá chưa thật sự được duy trì vững chắc. Tỷ số giới tính khi sinh tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Một số loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy còn diễn biến phức tạp. Tình hình tai nạn giao thông còn phức tạp, tăng so với năm 2015. Cải cách hành chính đã có bước chuyển biến tích cực nhưng còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu.

15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Báo cáo nêu rõ 15 chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, gồm 6 chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tổng sản phẩm đạt từ 32% trở lên. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng từ 8%. Hoàn thành dự toán thu ngân sách Trung ương giao. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản đạt 140 triệu đồng. Có thêm 30 xã đạt nông thôn mới và 1 huyện được công nhận là huyện nông thôn mới. 7 chỉ tiêu về xã hội: Giải quyết việc làm mới cho 34.400 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%. 34 giường bệnh/10.000 dân. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống 10,5%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,5%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 83,5%. Tỷ lệ làng, khu dân cư văn hóa đạt 80%. 2 chỉ tiêu môi trường, gồm: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đ
Tháng 7-12, các đại biểu HĐND tỉnh nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
Thu nội địa tăng 11%
Báo cáo do đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trình bày nêu rõ: Về lĩnh vực phát triển kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,9% so với năm 2015 (kế hoạch 8,5%). Trong đó, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,6%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,3%, dịch vụ tăng 6,9%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 17.155 tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm 2015.

Xem thêm: sua chua may giat sanyo , bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi

Tại Phiên Làm Việc Sáng Ngày 8/12


Phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm thực hiện. Đến hết năm 2016, ước toàn tỉnh có 86 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân chung toàn tỉnh đạt 15,6 tiêu chí, tăng 1,4 tiêu chí so với cuối năm 2015. Sản xuất công nghiệp tăng khá, giá trị sản xuất ước đạt 136.800 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2015. Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 10.340 tỷ đồng, tăng 11,1%. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 4 tỷ 546 triệu USD, bằng 87,8% kế hoạch, tăng 5,3% so với năm trước. Giá trị hàng hóa nhâp khẩu ước đạt 3 tỷ 944 triệu USD, bằng 96,2% kế hoạch năm, tăng 8,7% so với năm 2015. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 10.750 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 8.650 tỷ đồng, tăng 11% so với kế hoạch.

Tổng chi ngân sách ước đạt 14.456 tỷ 350 triệu đồng, tăng 6%. Nguồn vốn huy động tăng khá, tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm, tập trung vào các chương trình tín dụng ưu tiên, tín dụng chính sách. Ước đến cuối năm 2016, nguồn vốn huy động tăng 19,7%; dư nợ tín dụng tăng 18,3% so với cuối năm 2015; chất lượng tín dụng bảo đảm, trong tầm kiểm soát, nợ xấu chiếm 1,57% tổng dư nợ.

Thành lập mới hơn 1.200 doanh nghiệp

Về hoạt động của các doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ từ đầu năm đến hết ngày 26-11, toàn tỉnh có 1.203 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 11.782 tỷ đồng. Trong khi đó, có 112 doanh nghiệp giải thể và 150 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, toàn tỉnh  thu hút 256,4 triệu USD vốn đầu tư FDI (bằng 80% so với năm 2015). Trong đó cấp mới cho 23 dự án với số vốn đăng ký 106,1 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 35 lượt dự án với số vốn tăng thêm 192,9 triệu USD. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn khá ổn định, vốn thực hiện của các dự án ước đạt 290 triệu USD tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Về thu hút đầu tư trong nước: UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cho 46 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 24 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 3.265 tỷ đồng (tăng 32,4% so với năm 2015). Tổ chức rà soát, kiểm tra các dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 15 dự án.

Về đầu tư công: Tổng vốn đầu tư giao cho các chương trình, dự án đầu tư công năm 2016 là 2.226 tỷ 236 triệu đồng, tăng 939 tỷ 536 triệu đồng so với kế hoạch vốn HĐND quyết định và UBND tỉnh giao chi tiết cho các địa phương, đơn vị từ đầu năm 2016 là 1.286 tỷ 700 triệu đồng.

Tại phiên làm việc sáng ngày 8/12, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để thảo luận tại hội trường.
Bắt đầu phiên thảo luận đại biểu Nguyễn Khắc Toản huyện Gia Lộc kiến nghị tỉnh bố trí nguồn vốn  thực hiện đề án "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020" với 7 vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Lãnh Đạo UBND Tỉnh Họp Ngày 28/11/2016


 Đây là chủ trương sát thực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân. Đề nghị tỉnh triển khai đề án "Xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2020" bởi nếu không xây dựng sớm nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt buộc sẽ phải xử lý rác bằng biện pháp chôn lấp gây tốn kém và ô nhiễm trong khi các bãi chôn lấp rác thải tại các địa phương đã quá tải. Đại biểu Nguyễn Khắc Toản kiến nghị việc hoàn trả các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng do ảnh hưởng của việc xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và các công trình phụ trợ đến nay còn nhiều bất cập như hệ thống tưới tiêu chưa hợp lý, chưa lắp đặt hệ thống cánh cống khi mưa toàn bộ nước theo mái Taluy xuống đồng gây thiệt hại rau màu và lúa tại xã Yết Kiêu, Lê Lợi....
Đại biểu Đồng Dũng Mạnh  Thanh Miện cho rằng: Tỉnh có chủ trương hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn. Đây là cú hích làm cải thiện bộ mặt NTM, nhiều tuyến nội đồng đã được cải thiện tạo thuận lợi cho việc sản xuất cho bà con, đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện hỗ trợ kinh phí; đề nghị xây dựng các điểm trường mầm non, tiểu học tập trung; đề nghị nâng cấp củng cố tuyến đê Đan Hà. Đề nghị tỉnh hỗ trợ xem xét giải quyết vấn đề môi trường tại nhà máy ở Hưng Yên xả sang khiến ô nhiễm nguồn nước sông Cửu An.

Đại biểu Ngô Thị Thu huyện Kim Thành: hỗ trợ thiệt hại cho nông dân do thiên tai giống không phù hợp nên đề nghị chuyển đổi hình thức bằng tiền hoặc thuốc bảo vệ thực vật; cấp kinh phí cho 6 xã khu C để thực hiện đề án sản xuất rau màu tập trung đã được phê duyệt. Kinh phí xây dựng sân vận động còn thấp. Đề nghị tỉnh nghiên cứu hỗ trợ xi măng xây dựng đường nông thôn nội và ngoại đồng. Quốc lộ 17 xuống cấp trầm trọng bên cạnh đó là việc xe quá tải trốn trạm Quán Toan Hải Phòng đi qua. Đề nghị cấm xe quá tải quá khổ đi qua. Đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng đường gom 2 bên và cầu vượt trên đường 5 và thực hiện hiệu quả đề án kiên cố hóa kênh mương...
Lãnh đạo UBND tỉnh họp ngày 28/11/2016
Chiều 28/11, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp Lãnh đạo UBND tỉnh để nghe và giải quyết một số nội dung công việc do các sở, ngành báo cáo.

Xem thêm:sửa chữa máy giặt sanyo , trung tam bao hanh tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam

Ngày 4 Và 5-10: Kỳ Họp Thứ Hai HĐND Tỉnh Khóa XVI


Tại cuộc họp, Sở Kế hoạch – Đầu tư báo cáo xin ý kiến điều chỉnh một số dự án đầu tư trong nước gồ: Dự án Nhà máy sản xuất xi măng lò quay phương pháp khô của Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công III với quy mô 1.000.000 tấn xi măng/năm; sản xuất xi măng trắng với quy mô 100.000 tấn/năm; sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu công suất 90 triệu viên QTC/năm; sản xuất vữa tô với quy mô 300.000 tấn/năm; Dự án Cơ sở sản xuất, chế biến vôi, kinh doanh vôi của Công ty TNHH Minh Thắng, xin điều chỉnh công nghệ sản xuất, chế biến vôi từ công nghệ lò quay nganh sang công nghệ lò đứng và thời gian hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động trước ngày 31/12/2017; Điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thực hiện Dự án Cơ sở chế biến, bảo quản hàng nông sản  tại xã An Phụ, huyện Kinh Môn  từ Công ty TNHH MTV nông sản Hải Dương sang Công ty CP chế biến nông sản Hải Dương. Báo cáo đề xuất thực hiện 02 dự án đầu tư nước ngoài gồm: Dự án Nhà máy sản xuất hàng may mặc và túi xách của Nhà đầu tư YMSA Co.,Ltd (Hàn Quốc) tại CCN Cao Thắng, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện và Dự án đầu tư gia công mũ giầy cao cấp Công ty TNHH Vietory tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành.

Qua nghe báo cáo và ý kiến tham gia của một số ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái cơ bản nhất trí nội dung các tờ trình. Đề nghị các nhà đầu tư thực hiện các dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ và các quy định khác đã được phê duyệt, trong  đó cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Minh Thắng cần lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa dự án vào hoạt động. Công ty CP chế biến nông sản Hải Dương cần giải quyết những tồn tại trong quá trình đổi loại hình tổ chức kinh tế và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đối với 02 dự án đầu tư nước ngoài, cần xem xét lại các thủ tục về đất đai, đề nghị bố trí nhà xưởng 2 tầng đối với các dự án may, giầy nhằm tiết kiệm diện tích đất, tăng diện tích cây xanh và các công trình công cộng. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị liên quan xem xét lại quy hoạch hạ tầng tại CCN Cao Thắng. Các sở, ngành liên quan hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục theo đúng quy định hiện hành.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái cũng cơ bản nhất trí với nội dung do Sở Xây dựng trình bày về báo cáo xin ý kiến về Nhiệm vụ và phương án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực trung tâm phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương, tỷ lệ 1/500. Đề nghị Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến chỉnh sửa, bổ sung quy hoạch cho phù hợp nhất là về ranh giới, hạ tầng quy hoạch.

Cũng tại cuộc họp, Lãnh đạo UBND tỉnh đã nghe và cho ý kiến về Báo cáo xin ý kiến phương án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thi mới Việt Hòa – Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỷ lệ 1/500.

Ngày 4 và 5-10: Kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh khóa XVI
Thường trực HĐND tỉnh đã quyết định tổ chức Kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh khoá XVI nhiệm kỳ 2016-2021 trong 2 ngày 4 và 5-10-2016.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi ,sua may giat sanyo

Kỳ Họp Thứ 2 HĐND Tỉnh Khóa XIV: Thảo Luận Tại Hội Trường P3


Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ xem xét tờ trình về việc điều chỉnh một số chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động đặc thù của HĐND các cấp tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2016-2021; các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm 2016-2020; danh mục dự án được chấp thuận thu hồi đất, dự án có sử dụng đất trồng lúa theo các Nghị quyết số 134, số 135 của HĐND tỉnh; quy hoạch điều chỉnh phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020.

HĐND tỉnh cũng sẽ xem xét và thông qua danh mục, mức thu, chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng các khoản phí, lệ phí; quy định mức thu học phí tại các trường công lập năm học 2016 - 2017; quy định một số nội dung về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp; hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; tăng chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh năm 2017 cho các bệnh viện thuộc Sở Y tế; điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2020. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét tờ trình của UBND tỉnh về việc bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Kỳ họp sẽ dành thời gian để các đại biểu HĐND tỉnh thảo luận và chất vấn tại hội trường về các vấn đề cử tri quan tâm.

Tại phiên thảo luận tại hội trường, Bà Phạm Thị Mai, Cục trưởng Cục thuế tỉnh đã làm rõ  các ý kiến của đại biểu về nguồn ngân sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt cho xây dựng NTM. Bà Mai cho rằng ngân sách ngày càng khó khăn, đặc biệt từ năm 2017, nhiều khả năng Chính phủ giao cho Hải Dương tự cân đối ngân sách, thu ngân sách nội địa năm 2016 được giao 8.050 tỷ đồng. Đến hết tháng 9-2016, đã thu được 6.200 tỷ đồng (đạt 76%).

Xem thêm:bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sửa tủ lạnh hitachisửa máy giặt sanyo

Kỳ Họp Thứ 2 HĐND Tỉnh Khóa XIV: Thảo Luận Tại Hội Trường P2


Dự kiến thu ngân sách năm 2016 vượt khoảng 300 tỷ đồng. Năm 2017, thu ngân sách trung ương dự kiến giao 10.585 tỷ đồng, tăng 2.535 tỷ đồng so với mức giao năm 2016. Con số này rất lớn, khó thực hiện được. Hiện 40% số thu ngân sách tỉnh từ Công ty TNHH Ford Hải Dương và Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại. Nhưng dự kiến trong năm tới sẽ khó khăn hơn. Năm 2017, nhiều khả năng tỉnh phải tự cân đối thu chi nên có thể không được nhận hỗ trợ từ trung ương. Trước những khó khăn trong thu chi ngân sách, bà Mai đề xuất tỉnh cần có biện pháp triệt để xử lý đất dôi dư, xen kẹp để có nguồn thu ổn định cho các xã phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng NTM. Tỉnh đẩy mạnh việc quyết toán các khu đô thị để có thêm nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Tại phiên thảo luận tại hội trường, Bà Phạm Thị Mai, Cục trưởng Cục thuế tỉnh đã làm rõ  các ý kiến của đại biểu về nguồn ngân sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt cho xây dựng NTM. Bà Mai cho rằng ngân sách ngày càng khó khăn, đặc biệt từ năm 2017, nhiều khả năng Chính phủ giao cho Hải Dương tự cân đối ngân sách, thu ngân sách nội địa năm 2016 được giao 8.050 tỷ đồng. Đến hết tháng 9-2016, đã thu được 6.200 tỷ đồng (đạt 76%). Dự kiến thu ngân sách năm 2016 vượt khoảng 300 tỷ đồng. Năm 2017, thu ngân sách trung ương dự kiến giao 10.585 tỷ đồng, tăng 2.535 tỷ đồng so với mức giao năm 2016. Con số này rất lớn, khó thực hiện được. Hiện 40% số thu ngân sách tỉnh từ Công ty TNHH Ford Hải Dương và Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại. Nhưng dự kiến trong năm tới sẽ khó khăn hơn. Năm 2017, nhiều khả năng tỉnh phải tự cân đối thu chi nên có thể không được nhận hỗ trợ từ trung ương. Trước những khó khăn trong thu chi ngân sách, bà Mai đề xuất tỉnh cần có biện pháp triệt để xử lý đất dôi dư, xen kẹp để có nguồn thu ổn định cho các xã phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng NTM. Tỉnh đẩy mạnh việc quyết toán các khu đô thị để có thêm nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Theo ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết mỗi ngày tuyến đường 391 có đến 10.000 lượt xe qua lại, gấp gần 10 lần năm 2015, gấp 3 lần thiết kế. Từ 15/4, tỉnh cấm xe 4 trục trở lên không được đi vào trong một số giờ cao điểm. Tuy nhiên, sau 1 tháng thực hiện cho thấy tổng số lượng xe lưu thông trên đường không giảm mà chỉ giảm khung giờ cấm, khung giờ còn lại tăng tăng mạnh. Tỉnh đã nhiều lần có công văn đề nghị Bộ Tài chính, Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) - đơn vị quản lý khai thác đường cao tốc và quốc lộ 5 giảm phí. Tuy nhiên theo phương án tài chính mà Chính phủ ban hành thì VIDIFI mới là đơn vị được quyết định mức giảm. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và đơn vị liên q
Cũng theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sẫm, tình hình mất an toàn giao thông tại đường 391 hiện rất đáng báo động, hiện nay có rất nhiều phương tiện qua đây để tránh phí, hằng ngày có  gần 100.000 lượt người tham gia giao thông. Vì đó, số vụ tai nạn giao thông trong 9 tháng đầu năm tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015; số người chết, số người bị thương đều tăng gấp 2 lần so với năm trước. Không chỉ gây ra nhiều vụ tai nạn, các xe tải trọng lớn còn làm đoạn đường 391 xuống cấp rất nhanh. Đại biểu đề nghị UBND tỉnh cần đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có biện pháp quyết liệt hơn để các xe tải đi vào đường cao tốc, quốc lộ 5. "Đường cao tốc to đẹp, an toàn thì lại rất ít xe chạy do phí cao trong khi các xe lại chọn chạy vào đường tỉnh 391 để trốn phí. Chúng ta không thể đổi tính mạng con người lấy kinh tế", đại biểu Sẫm nói.

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa máy giặt sanyo

Kỳ Họp Thứ 2 HĐND Tỉnh Khóa XIV: Thảo Luận Tại Hội Trường


Ngoài ra, đại biểu Sẫm còn cho rằng vấn đề về phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước, cần có thêm giải pháp đối với các công trình có tính cấp thiết.

Đại biểu Vũ Hồng Khiêm, huyện Cẩm Giàng cũng cho rằng để đạt được 80% số xã đạt NTM vào năm 2020 đòi hỏi sự cố gắng rất lới từ tỉnh đến địa phương. Phải huy động được nguồn lực tài chính  lớn trong khi nguồn thu khó khăn. Hầu hết các địa phương đều trông chờ vào nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, trong khi quỹ đất ở mỗi nơi khác nhau, nhiều nơi tiền đấu giá đất không đáng kể. Một số nơi huy động đóng góp của dân nhưng cũng rất thấp. Do đó, đại biểu Khiêm đề nghị nguồn lực chính để các xã xây dựng NTM vẫn là phải từ trung ương, từ tỉnh. Đại biểu Khiêm đề nghị tỉnh cần duy trì mức hỗ trợ ổn định cho các xã đăng ký NTM để địa phương chủ động các nguồn lực. Đối với huyện NTM, ngoài 100% số xã đạt NTM, huyện còn phải có 9 tiêu chí đạt chuẩn: Trung tâm Y tế, Trung tâm Văn hóa - Thể thao, trường học... phải đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chí về y tế, trường học lại do Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế quản lý nên nếu không có sự phối hợp tốt giữa các ngành quản lý và huyện thì rất có thể dẫn đến việc các xã đạt chuẩn NTM nhưng các tiêu chí mà huyện không quản lý chưa đạt thì cũng không được công nhận là huyện NTM. Bên cạnh đó, cần có giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp,có giải pháp bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu các công nghệ mới và có cơ chế hỗ trợ địa phương trong việc xử lý rác thải nông thôn.
Đại biểu Đoàn Việt Hùng, TP Hải Dương đề nghị tỉnh cho cơ chế để phấn đấu đưa TP Hải Dương trở thành đô thị loại 1 trước năm 2020. Đại biểu Hùng nhấn mạnh đây là quyết tâm chính trị không chỉ của thành phố mà là của tỉnh. Nghị quyết Đại hội thành phố cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI cũng xác định xây dựng TP Hải Dương trở thành đô thị loại 1 trước năm 2020. Theo đại biểu Hùng, trong tổng số 49 tiêu chí, đến nay thành phố đã đạt được 27 tiêu chí. Tuy nhiên, 22 tiêu chí còn lại chủ yếu về hạ tầng, cần rất nhiều tiền. Đại biểu Hùng đề nghị tỉnh cho cơ chế để thu hút nguồn lực. Các dự án khu dân cư nhỏ lẻ, tỉnh nên để cho thành phố làm chủ đầu tư để huy động vốn.
Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XIV: Thảo luận tại hội trường
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021, sáng 5/10 dưới sự chủ trì của các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ngọc Bích; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thanh Mai, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND, các đại biểu tiến hành thảo luận tại hội trường.

Xem thêm: sua chua may giat sanyo , trung tam bao hanh tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noi
Bàn Giao Nhà “Đại Đoàn Kết” Cho 300 Hộ Nghèo

 Theo đó, hầu hết các đại biểu đều​ nhất trí cao với báo cáo đã trình tại kỳ họp, những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tương đối ổn định, đời sống người dân được nâng cao. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn, b​an hành nhiều cơ chế chính sách đồng bộ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, cải thiện môi trường thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng ngành y tế, xử lý những vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá cao. Nhiều đại biểu đã có ý kiến đóng góp vào các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo Nghị quyết nhằm hoàn thiện trước khi HĐND tỉnh thông qua.
Mở đầu phiên thảo luận, ông Phạm Mạnh Hùng đại biểu huyện Nam Sách cho rằng trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 cần bổ sung thêm nội dung còn tồn tại trong đầu tư công, việc nợ xây dựng cơ bản còn lớn đặc biệt là ở cấp xã. Đại biểu Hùng cũng cho rằng chỉ tiêu xã đạt NTM 80%  vào năm 2020 là cao, khó đạt được do nguồn lực đầu tư lớn.  Đến thời điểm này, toàn tỉnh mới có 64 trong tổng số 228 xã NTM, chiếm 28%. Đại biểu Hùng đề nghị tỉnh phải hỗ trợ kinh phí để các địa phương xây dựng NTM. Các điạ phương cũng phải đẩy mạnh xử lý đất xen kẹp, đất dôi dư để có tiền đầu tư xây dựng NTM. Đại biểu cũng đề nghị nâng mức chi chế độ trang cấp cho đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ của cấp huyện và cấp xã.


Đại biểu Nguyễn Ngọc Sẫm, huyện Tứ kỳ  nhấn mạnh đến việc cải cách hành chính hiện nay đã và đang thực hiện, đại biểu đề nghị  cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ viên chức, thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu tại các cơ quan đơn vị. Cần thực hiện đúng đảm bảo các quy định về quy hoạch phát triển nông nghiệp, trong đó cần hướng tới sản xuất sạch, an toàn bền vững, đại biểu cho rằng việc quan tâm đến phát triển nông nghiệp là quan tâm đến việc ổn định phát triển nông thôn. Đại biểu cũng cho biết, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Theo ông Sẫm, đến thời điểm này cát lòng sông trên địa bàn tỉnh đều đã cạn kiệt. Các tàu, thuyền khai thác chủ yếu cắm vòi hút vào các bãi bồi trồng trọt của người dân. Việc này không chỉ khiến người dân mất đất canh tác mà còn ảnh hưởng đến các công trình đê. Tại bãi soi xã Đại Đồng nằm giữa sông Thái Bình khoảng 200 ha giữa sông Thái Bình đang bị cát tặc khai thác cả ngày và đêm, lực lượng chức năng bắt không xuể. Đại biểu đề nghị tỉnh có giải pháp tổng hợp để sử dụng bãi soi có hiệu quả nhất, cần  điều chỉnh quy hoạch, kết hợp khai thác vật liệu xây dựng kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng bảo vệ môi trường tại khu vực này.
Bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho 300 hộ nghèo
Ngày 6-12, tại huyện Nam Sách, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam (Viettinbank) chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương và Ủy ban MTTQ huyện tổ chức tổng kết và bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo năm 2016.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Dương Thái - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Ở huyện có đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,sửa tủ lạnh hitachi , sua chua may giat sanyo

Ngày 8/12, HĐND Tỉnh Tiếp Tục Phiên Làm Việc Tại Hội Trường


Các đại biểu cắt băng khánh thành và bàn giao 300 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh
Năm 2016, Ngân hàng Viettinbank chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương nhận hỗ trợ xây dựng 300 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo tại 11 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương với tổng kinh phí 15 tỷ đồng. Trong đó huyện Nam Sách có 40 hộ được hỗ trợ với tổng kinh phí 2 tỷ đồng
Ngoài số tiền do Ngân hàng Viettinbank hỗ trợ, MTTQ các cấp huyện Nam Sách còn vận động các tập thể, cá nhân hảo tâm, dòng họ, bà con lối xóm hỗ trợ kinh phí, ngày công giúp hộ nghèo xây dựng nhà ở. Các căn nhà đều được xây dựng khang trang, sạch đẹp, rộng từ 30 - 60m2 với chi phí xây dựng bình quân 115 triệu đồng/căn. Đến nay toàn bộ các hộ được hỗ trợ đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng, đảm bảo Tết Đinh Dậu 2017, các hộ nghèo được đón xuân trong ngôi nhà mới ấm áp. Đây là nguồn động viên lớn  giúp cho các hộ nghèo ổn định cuộc sống và từng bước phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 04 tập thể, 03 cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động nhân đạo; đồng thời tặng 40 chiếc chăn ấm cho các hộ nghèo của huyện Nam Sách.
Phát biểu tại đây, đồng chí Nguyễn Dương Thái - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận những đóng góp tích cực của Ngân hàng Viettinbank đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương; biểu dương cán bộ, nhân viên Ngân hàng đã tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Ngân hàng Viettinbank sẽ không ngừng phát triển, tiếp tục có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước nói chung, Hải Dương nói riêng; tăng cường tổ chức các hoạt động giúp đỡ gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo; đồng thời đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, dành nhiều sự quan tâm hơn nữa tới người những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên thoát nghèo.
Ngày 8/12, HĐND tỉnh tiếp tục phiên làm việc tại hội trường.
Bắt đầu phiên làm việc, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi , sua chua tu lanh hitachi , sua chua may giat sanyo

Hội Nghị Trực Tuyến Toàn Quốc Về Nhà Ở Xã Hội, Nhà Ở Cho Công Nhân


Theo báo báo, đến năm 2016, trong tổng số 26 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần kinh phí có 4 đơn vị có mức độ tự đảm bảo kinh phí từ 50% đến 100%, 10 đơn vị tự đảm bảo kinh phí từ 20% đến 50%, 3 đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động từ 10% đến 20%, 9 đơn vị tự đảm bảo dưới 10% kinh phí. Một số đơn vị có mức độ tự đảm bảo kinh phí cao như: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư, Trung tâm dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH)...Các đơn vị sự nghiệp công lập đã được mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động, qua đó thúc  đẩy các đơn vị chủ động hơn trong việc chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao, từng bước nâng cao thu nhập cho công chức, viên chức, người lao động. Tổng nguồn thu của nhiều đơn vị có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, bên cạnh yếu tố năng động của đơn vị còn do đơn vị được giao thêm nhiệm vụ. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt 33 danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương. Trong đó, 11 danh mục dịch vụ thuộc lĩnh vực môi trường, 8 dịch vụ thuộc lĩnh vực VHTTDL, 14 danh mục thuộc các lĩnh vực kinh tế, khoa học, đảm bảo xã hội, tư pháp...

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị sự nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước; hiệu quả cung ứng các dịch vụ công chưa cao; khả năng tự chủ về tài chính của các đơn vị có xu hướng giảm, chi từ ngân sách nhà nước tăng lên. Vẫn còn tới 12/26 đơn vị được giám sát mới tự đảm bảo được dưới 20% kinh phí hoạt động...

HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh kịp thời xây dựng các văn bản chỉ đạo để triển khai, thực hiện các quy định của Trung ương về công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Xây dựng quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công theo từng ngành, từng lĩnh vực. Phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các mức độ tự chủ, hình thức chuyển đổi phù hợp. Rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và cơ chế tài chính của từng đơn vị để sáp nhập, giải thể các đơn vị, các phòng ban chuyên môn hoạt động kém hiệu quả. Khuyến khích chuyển đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Xem xét cân nhắc việc thành lập, chia tách các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo cho các đơn vị hoạt động hiệu quả, không chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và tinh gọn về tổ chức bộ máy...
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
Ngày 7/12/2016, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan; Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam; Tổng LĐLĐ Việt Nam; Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội. Dự hội nghị tại điểm cầu Hải Dương có đại diện các sở,ban, ngành liên quan của tỉnh.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi sua tu lanh hitachi tai ha noi , sửa chữa máy giặt sanyo

Năm Đầu Tiên Hải Dương Tự Cân Đối Thu Chi


 Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, dù đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng nhà ở xã hội nhưng kết quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Đến nay, cả nước đã đưa vào sử dụng 3,7 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp (KCN), giải quyết chỗ ở cho gần 500 người có thu nhập thấp, công nhân lao động. Hàng triệu hộ gia đình người có công với nước, hộ nghèo ở nông thôn, khu vực thường xuyên bị thiên tai, bão, lũ đã có chỗ ở an toàn, ổn định. Theo đó, tính đến hết tháng 11/2016, cả nước hoàn thành hỗ trợ cho hơn 91.000 hộ gia đình người có công sửa chữa và xây mới; 8.800 hộ nghèo khu vực nông thôn được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở với dư nợ khoảng 220 tỷ đồng; chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ vùng ĐBSCL, chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung được thực hiện hiệu quả. Đối với nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân KCN, từ năm 2009 đến nay, cả nước hoàn thành 179 dự án, với quy mô khoảng hơn 71.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 25.900 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương tiếp tục triển khai 191 dự án, quy mô hơn 163.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 71.800 tỷ đồng, trong đó, có 70 dự án nhà ở xã hội cho công nhân KCN, 121 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

Về nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường ĐH, CĐ, TCCN&DN: Giai đoạn 2009 – 2015, Nhà nước dành 12.600 tỷ đồng xây dựng, đến nay, 88/95 dự án hoàn thành, đáp ứng chỗ ở cho gần 200.000 sinh viên; về kết quả giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính Phủ, tính đến ngày 31/10/2016 đã cho vay trên 32.800 tỷ đồng, đã giải ngân trên 28.500 tỷ đồng.

Đối với tỉnh Hải Dương, trong những năm qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị. Tuy nhiên, do không có chính sách hỗ trợ trực tiếp về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị nên các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp còn hạn chế. Hiện tại có 04 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đang triển khai gồm: Dự án Khu nhà ở Tuệ Tĩnh, thành phố Hải Dương với quy mô sử dụng đất dự án là 7.749,5m2, gồm 02 tòa nhà, hiện đã xây xong và đưa vào sử dụng 01 tòa nhà 8 tầng với 92 căn hộ; Dự án Khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới phía Nam thành phố Hải Dương (phân khu 2) với tổng diện tích đất quy hoạch trên 18.935 m2, dự án hiện đang trong giai đoạn GPMB và triển khai thi công các công trình kỹ thuật; Dự án nhà ở thuộc Khu dân cư Đông Ngô Quyền với 03 tòa nhà 6 tầng, hiện đã được đưa vào sử dụng; Dự án Nhà ở xã hội tại lô đất CC2, đường Nguyễn Văn Linh, khu Đông Ngô Quyền, thành phố Hải Dương. Có 03 dự án nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp  từ nguồn xã hội hóa gồm: Dự án tại KCN Nam Sách; Dự án tại KCN Đại An; Dự án tại KCN Tân Trường. Có 02 dự án xây dựng thí điểm nhà ở cho công nhân tại các KCN lấy từ nguồn ngân sách nhà nước tại Khu CN Cộng Hòa và KCN Đại An. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng ký túc xá cho công nhân... Nhìn chung, tốc độ bán các loại căn hộ cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh còn chậm.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp; các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã báo cáo tình hình triển khai; những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đồng thời, kiến nghị với Chính phủ những giải pháp để tháo gỡ khó khăn tập trung vào vấn đề hỗ trợ vốn, quy hoạch đô thị; các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp tham gia các dự án phát triển nhà ở xã hội.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo quyết liệt, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về xây dựng nhà ở xã hội. Các cấp, ngành phải nhận thức đầy đủ cơ sở pháp lý, các văn bản của Trung ương để triển khai thực hiện; tập trung xây dựng nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp và cần có nhiều phương thức để thực hiện. Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Chính phủ giao các Bộ, ngành tham mưu, xây dựng hoàn chỉnh thể chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư; nghiên cứu, đề xuất giải pháp tín dụng ưu đãi; ban hành qui chuẩn và nâng cao chất lượng nhà ở xã hội. Thủ tướng cho rằng, nhà cho người thu nhập thấp nhưng ch