Hiện nay, cả 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (THCS) của huyện Ninh Giang đều bị thiếu giáo viên. Tình trạng này khiến không ít trường học gặp khó khăn.
Không đủ giáo viên
Năm học 2016 - 2017, Trường Tiểu học Đông Xuyên có 15 lớp với 382 học sinh. Đầu năm 2017, trường được UBND tỉnh giao chỉ tiêu 26 người làm việc, đồng thời phải tinh giản 1 biên chế. Sau khi tuyển dụng, nhà trường có 21 biên chế, trong đó có 16 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Theo định mức của tỉnh về số giáo viên cấp tiểu học là 1,43 giáo viên/lớp thì Trường Tiểu học Đông Xuyên còn thiếu 5 giáo viên. Để bảo đảm chất lượng công việc được giao, trường đã ký hợp đồng lao động đối với giáo viên các môn học bị thiếu.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Hành Trình Dọc Miền Đất Nước Trên Chuyến Tàu Thống Nhất Bắc Nam



Theo ông Đào Văn Tươi, Hiệu trưởng nhà trường, trường đã ký hợp đồng lao động với một số giáo viên nhưng phần lớn không tha thiết gắn bó với trường do thu nhập thấp. Một số giáo viên hợp đồng dạy học một thời gian ngắn lại xin nghỉ việc nên trường phải tìm giáo viên mới. Việc này khiến học sinh không kịp làm quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học. “Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên yên tâm công tác, nhà trường phải linh động về cơ chế đãi ngộ. Tuy nhiên, việc phải tự cân đối kinh phí để trả lương, đóng bảo hiểm cho giáo viên hợp đồng khiến nhà trường gặp khó khăn", ông Tươi chia sẻ.

Môn tiếng Anh ở bậc tiểu học là môn học tự chọn, không có chỉ tiêu thi tuyển công chức. Giáo viên dạy môn này cũng không được đóng bảo hiểm xã hội. Là giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh của Trường Tiểu học Đông Xuyên gần 5 năm nay, cô giáo Bùi Thị Mùi phân trần: "Mỗi tuần tôi phải dạy 30 tiết nhưng công việc không ổn định lại không được đóng bảo hiểm xã hội. Năm nay, theo quy định mới, việc trả lương không theo bằng cấp mà theo vị trí việc làm thì lương của tôi còn bị giảm. Công việc bấp bênh, thu nhập thấp khiến tôi luôn lo lắng, bất an, khó chuyên tâm cho công việc".

Trường Mầm non xã Tân Phong hiện đang thiếu 12 giáo viên. Năm học 2016-2017, số lượng trẻ từ 3 - 5 tuổi tăng mạnh. Các lớp học đều vượt so với quy định từ 25-35 học sinh nhưng số giáo viên lại không được tăng thêm. Cô giáo Vũ Thị Son, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Mỗi cô giáo phải đảm nhiệm khối lượng công việc gấp 1,5-2 lần nhưng không được hưởng thêm phụ cấp nào khác. Chỉ tiêu của tỉnh giao không đủ số giáo viên cần để giảng dạy nên khi ký hợp đồng lao động thêm, nhà trường phải trích từ nguồn thu học phí để chi trả".

Giao chỉ tiêu giáo viên dưới mức trần

Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang, toàn huyện đang thiếu 243 giáo viên mầm non, 66 giáo viên tiểu học và 20 giáo viên THCS. Ngành giáo dục của huyện đã ký hợp đồng lao động với 347 giáo viên, trong đó còn 72 giáo viên chưa được đóng bảo hiểm xã hội. Trong khi số học sinh không ngừng tăng, giáo viên bị thiếu thì các trường học vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế. Theo chỉ tiêu của tỉnh, đến cuối năm 2017, 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS của huyện phải tinh giản 34 người.
Theo Thông tư 06 của Bộ Nội vụ, chỉ tiêu giáo viên được giao đối với bậc mầm non tối đa là 2,2 giáo viên/lớp. Thông tư 35 của Bộ Nội vụ giao chỉ tiêu giáo viên cho bậc tiểu học tối đa là 1,5 giáo viên/lớp và bậc THCS là 1,9 giáo viên/lớp. Hiện nay, Hải Dương đang giao chỉ tiêu ở dưới mức trần của các thông tư này. Hơn nữa, số chỉ tiêu giao ở cuối năm còn bị giảm đi so với đầu năm do phải tinh giản biên chế.

Việc giao chỉ tiêu như trên chưa đáp ứng được nhu cầu giáo viên giảng dạy trực tiếp tại các trường. Đề nghị tỉnh giao chỉ tiêu giáo viên cho từng trường theo mức trần quy định trong thông tư của Bộ Nội vụ và chỉ tiêu giao cho các trường cần ổn định ngay từ đầu năm học để các trường yên tâm, tập trung cho công tác giảng dạy.

Có lẽ chẳng nơi nao có thể đẹp hơn đất nước mình khi đi giữa những ngày tháng Tư lịch sử này.
Hành trình dọc miền đất nước trên chuyến tàu Thống Nhất Bắc Nam đưa tôi qua những triền đồi, những ngọn núi và những cánh rừng, qua những miền quê với màu xanh trù phú của xóm làng, của những ruộng đồng màu mỡ tốt tươi. Trên chuyến tàu vào thăm thành phố mang tên Bác vào dịp nghỉ lễ này, đi cùng tôi còn có những câu chuyện ông hằng kể, tôi mang theo làm hành lý bên mình. Câu chuyện về những ngày rạo rực niềm vui chiến thắng. Ngày mà cả dân tộc cùng cất vang khúc ca khải hoàn cho ngày thống nhất, trọn vẹn niềm vui.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , sua chua tu lanh hitachi ,trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Càng Đến Gần Ngày Toàn Thắng, Các Trận Chiến Diễn Ra Ác Liệt Hơn P2


Khi tôi sinh ra, đất nước đã được hòa bình. Lớp thế hệ trẻ chúng tôi chỉ biết đất nước mình từng phải gánh chịu bao đau thương và mất mát. Ông cha ta đã phải đổ biết bao xương máu hy sinh vì độc lập dân tộc qua những trang sử vẻ vang của những bài học ở lớp, trên giảng đường. Hiệp định Geneve năm 1954 đã lấy sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền Nam, Bắc. Chỉ một dòng sông nhỏ thôi mà đã phải chứng kiến bao cảnh chia lìa. Có biết bao gia đình phải ly tán, bao người vợ từng đêm nhớ thương chồng, bao người mẹ phải mất con.

Tôi đi qua những cung đường, thấy rõ sự hồi sinh đang thay da thắm thịt trên những địa danh lịch sử, nơi trước đây từng phải hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của bom rơi lửa đạn, của giặc giã ngoại xâm. Nơi này cánh đồng lúa thơm dậy mùi hương sữa của những cây lúa đang thì làm đòng, trổ bông. Nơi kia là khu vườn cam, vườn xoài, vườn thanh long, đồi dứa chi chít quả. Sau hơn 40 năm chiến tranh, nay đất nước đang trên đà khởi sắc.

Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đến trẻ trung với nhịp sống hiện đại. Thành phố viết nên thiên anh hùng ca, thành phố của Đại thắng mùa xuân năm xưa, giờ mang dáng dấp của đô thị với những cấu trúc hạ tầng hiện đại. Tôi đi bên anh hòa trong dòng người rạo rực niềm vui chung với niềm tự hào của dân tộc.

Như dự định, chúng tôi đến thăm dinh Độc Lập. Những bộ ảnh tư liệu trưng bày nơi đây đưa tôi ngược thời gian, trở về với những phút giây huy hoàng của ngày 30.4 trọng đại năm nào. Đường phố rầm rập tiếng những bước chân của những cánh quân giải phóng tiến vào trung tâm Sài Gòn. Thời khắc chiếc xe tăng 390 huyền thoại hùng dũng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập đã trở thành thời khắc lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông nối liền một dải. Trên khắp các nẻo đường, người người ùa ra đường rạng rỡ, phấn khởi, mừng vui. Những lá cờ giải phóng phần phật tung bay trong nắng ấm, những bông hoa tươi thắm trên những bàn tay xinh xắn nao nức, vẫy chào.
Giá lợn hơi giảm nhưng giá thịt vẫn cao, phải chăng các tiểu thương đang "kênh" giá để thu về lợi nhuận lớn hơn thực tế?
Lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, giá lợn hơi "lao dốc" liên tục và chưa thấy đáy. Mặc dù đã có nơi giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng giảm song hầu hết ở các địa phương các tiểu thương vẫn giữ giá bán cao. Nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi phải chăng các tiểu thương đang "kênh" giá để thu về lợi nhuận lớn hơn thực tế?

Xem thêm: hãng bảo hành tủ lạnh hitachi,   bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi           

Càng Đến Gần Ngày Toàn Thắng, Các Trận Chiến Diễn Ra Ác Liệt Hơn P2


Chị Đào Thị Hiên, chủ một cơ sở giết mổ ở thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng (Gia Lộc) cho biết, hiện chị mua lợn hơi thường với giá 20.000 đồng/ kg, lợn siêu nạc 22.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của chị Hiên mổ khoảng 20 con lợn. Để xẻ thịt một con lợn, ngoài tiền mua lợn, chủ cơ sở phải chi phí thêm khoảng 200.000 đồng tiền điện, nước, phí kiểm dịch, thuê người giết mổ...

Con lợn khoảng 1 tạ, sau khi xẻ thịt chỉ còn được từ 65 - 70 kg, trong đó được khoảng 50 kg thịt, xương, còn lại là lòng, sỏ... Giá bán thịt mông tại lò mổ là 38.000 đồng/kg, thịt nạc vai 45.000 đồng/kg, thịt thăn 48.000 đồng/kg, xương 35.000 đồng/kg... Nếu một con lợn được 50 kg thịt, xương, với giá bán trung bình 41.500 đồng/kg thì thu được trên 2 triệu đồng. "Số tiền này chỉ đủ tiền mua lợn và các chi phí khác. Chúng tôi lãi từ các loại khác như sỏ, lòng... từ 400.000-450.000 đồng/con, đó là chưa tính chi phí cho việc đi bắt lợn mang đến lò mổ, thức đêm, thức hôm, tiền điện thoại, xăng xe...", chị Hiên giải thích.

 Từ các lò mổ, thịt lợn qua tay các tiểu thương rồi mới đến người tiêu dùng. Việc này có thể qua 1, song cũng có thể 2 - 3 người, mỗi người lại "kênh" giá lên một chút để thu lợi nhuận, do đó đã đẩy giá thịt lợn lên cao. Tại một số chợ ở TP Hải Dương, thịt mông, sườn loại I bán với giá 80.000 đồng/kg, nạc vai 75.000 đồng/kg, giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với sau Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thị Ngọc bán hàng ở chợ Tân Kim cho biết: "Mặc dù giá thịt lợn hơi xuống thấp nhưng do chúng tôi lấy từ lò mổ cao nên cũng phải bán với giá cao, ngoài ra còn phải chi phí thêm một số thứ khác”. Qua tìm hiểu, thì các loại "chi phí khác" mà chị Ngọc nói đến là tiền nộp thuế ở chợ, xăng xe, điện thoại...

Theo ông Vũ Khắc Quyết, Trưởng Ban quản lý chợ và Trung tâm thương mại TP Hải Dương, đơn vị quản lý chợ Phú Yên: Ban quản lý thu từ 260.000 - 303.000 đồng/tháng đối với người bán thịt lợn, gồm phí chỗ ngồi, tiền điện, nước. "Nếu 1 ngày tiểu thương bán được 50 kg thịt, xương, với giá trung bình 75.000 đồng/kg thì thu được trên 3,7 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí lấy ở lò mổ khoảng 2,1 triệu đồng thì tiểu thương còn được 1,6 triệu đồng. Trừ các chi phí khác, tiểu thương lãi từ 1,3-1,4 triệu đồng. Thu nhập này là rất lớn đối với một ngày công lao động", một cán bộ trong ngành chăn nuôi cho biết.

Trong khi chủ lò mổ và các tiểu thương thu lãi với số tiền khá lớn thì cũng có những nơi người bán thịt thu lợi nhuận khá thấp.

Chiều 24.4, tại chợ xã Đại Đồng (Tứ Kỳ) giá lợn thịt mông ngon chỉ 35.000 đồng/kg, các loại thịt khác thấp hơn rất nhiều. Thậm chí có người bán không cân mà chỉ "bán vo". Một tiểu thương ở đây cho biết: "Nhiều năm làm nghề nhưng tôi chưa bao giờ thấy giá thấp như bây giờ. Hiện tôi mua lợn hơi chỉ 20.000 đồng/kg. Sau khi giết thịt xong, tôi chỉ bán với giá 35.000 đồng/kg thịt mông, 32.000 đồng/kg xương... Do lợn xuống thấp, nhiều nhà mua lợn ăn đụng nên hàng bán chậm, chúng tôi cũng phải giảm giá theo. Sau khi trừ chi phí cũng chỉ được từ 100.000 - 150.000 đồng/ngày".

Ông Nguyễn Văn Tịnh, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh cho biết: "Giá bán lợn đã giảm 50% so với trước, trong khi đó giá bán thịt lợn lại chỉ giảm 5-7% nên đang là một nghịch lý của thị trường. Mặc dù, để đưa được thịt ra thị trường phải qua nhiều công đoạn nhưng chênh lệch lớn như vậy thật khó chấp nhận. Các tiểu thương đang ngụy biện cho việc bán với giá cao là do phải có nhiều phụ phí nhưng chắc rằng chi phí không nhiều như họ đang tính vào giá thành".

Mặc dù có sự vênh nhau lớn như vậy, song để điều chỉnh được giá bán thịt lợn không dễ. "Chưa có văn bản pháp lý nào quy định về giá thịt lợn bán trên thị trường hay phải điều chỉnh giá sản phẩm khi nguồn nguyên liệu giảm. Đây đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm về tiêu thụ ở nước ta", ông Tịnh cho biết thêm.
Sau khi giải phóng Xuân Lộc, đơn vị ông Tiêu tiếp tục tiến quân theo quốc lộ 1 lần lượt qua các điểm Biên Hòa, Hố Nai... và điểm cuối cùng là dinh Độc Lập. Trên đường tiến vào trung tâm thành phố, trước sức mạnh như vũ bão của quân giải phóng, địch vô cùng khiếp sợ, đa phần bỏ trốn, đầu hàng, chỉ còn một vài điểm chống cự. Việc chống cự của địch tuy yếu ớt, nhưng tiếp tục làm cho nhiều đồng đội của ông hy sinh trước thời điểm giải phóng chỉ còn tính bằng giờ.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi,sua tu lanh hitachi tai ha noi ,  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Càng Đến Gần Ngày Toàn Thắng, Các Trận Chiến Diễn Ra Ác Liệt Hơn


Vui trào nước mắt
Ngày 30.4.1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành đại thắng, chấm dứt 21 năm hai miền Nam, Bắc bị chia cắt. Hơn 40 năm đã trôi qua nhưng với những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giây phút được đón chào ngày thống nhất là một sự kiện lịch sử, niềm vui sướng tột độ mà không niềm hạnh phúc nào có thể so sánh được.

Sau khi giải phóng xong thị xã Xuân Lộc, đơn vị ông Nguyễn Đức Nhuận (ở khu dân cư số 7, phường Thanh Bình, TP Hải Dương) đóng quân tại đây chờ lệnh tiếp tục chi viện. Ông và các đồng đội liên tục mở đài phát thanh để nghe tin tức về chiến sự. Gần 11 giờ 30 ngày 30.4, cũng như hằng ngày, đây là thời gian anh em dùng bữa trưa. Bỗng nhiên, không ai bảo ai, mọi người đều buông bát đũa, im phăng phắc. Ai cũng tập trung lắng nghe từng âm thanh phát ra từ chiếc đài cũ kỹ. Sau nhiều phút im lặng, khuôn mặt mọi người từ căng thẳng, hồi hộp đến rạng rỡ vui sướng khi nghe Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Dứt lời đầu hàng của Dương Văn Minh, mọi người đều nhảy lên vui sướng, vỗ tay ầm ầm không ngớt, quên cả ăn cơm. Cứ như thế, không khí ăn mừng đến đêm khuya.

Lúc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, đơn vị ông Huyên đang nghỉ trưa trong rừng cao su cách trung tâm TP Sài Gòn khoảng 20 km. Bỗng đồng chí chỉ huy hô lớn: "Giải phóng rồi, Dương Văn Minh đầu hàng rồi các đồng chí ơi!". Mọi người không ai bảo ai cùng bật dậy và lao về phía đồng chí chỉ huy. Ông Huyên nhớ lại: "Lúc này cảm xúc mọi người rất khác nhau. Sau những phút hò reo ăn mừng chiến thắng, có người cười, người khóc. Cười vì giang sơn đã quy về một mối, khóc vì vui sướng vì sau bao gian khổ, khó khăn, nếm mật nằm gai, bao đồng đội đã hy sinh...".

Ở TP Sài Gòn chưa bao giờ vui sướng như vậy. Bộ đội ta với đội hình tên lửa, xe tăng, pháo binh, xe vận tải, bộ binh kéo thành từng đoàn dài hàng km tiến vào các ngả đường đổ về trung tâm. Hai bên đường, nhân dân cầm cờ hoa rực rỡ chào đón những người lính bộ đội Cụ Hồ. Những hình ảnh đó không bao giờ phai mờ trong tâm trí mỗi người cựu chiến binh từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Càng đến gần ngày toàn thắng, các trận chiến diễn ra ác liệt hơn, nhất là những trận đánh vào phòng tuyến cuối cùng của địch...
Càng gần đến ngày thống nhất non sông 30.4, ký ức về những gian khổ, hy sinh, mất mát to lớn cùng niềm vui vô bờ bến lại ùa về trong tâm trí những người lính Hải Dương đã từng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" và may mắn được có mặt trong ngày vui đại thắng.

Xem thêm:   dia chi bao hanh tu lanh hitachi,sửa chữa tủ lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi  

Nhung Cứ Đoán Già Đoán Non Nhưng Không Dám Hỏi



Máu đổ đến cận kề chiến thắng
Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 26 đến 30.4.1975, quân ta với 5 cánh quân đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Càng đến gần ngày toàn thắng, các trận chiến diễn ra ác liệt hơn, nhất là những trận đánh vào phòng tuyến cuối cùng của địch. Đã cận kề với chiến thắng nhưng bao xương máu của bộ đội và nhân dân ta vẫn đổ xuống.
Trận đánh lớn cuối cùng mà đơn vị ông Nguyễn Trường Huyên (ở thôn Mậu Duyệt, xã Cẩm Hưng, Cẩm Giàng) tham gia là trận đánh then chốt trong những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Đồng Dù (huyện Củ Chi). Đơn vị ông thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320A được lệnh đánh vào trung tâm địch theo hướng tây bắc. Địch cử Sư đoàn 25 chốt chặn ở Đồng Dù dưới sự chỉ huy của chuẩn tướng Lý Tòng Bá nổi tiếng nham hiểm và hung ác. Đây là sư đoàn thiện chiến, được mệnh danh là "sư đoàn tia chớp". Để quân ta giành được lợi thế, tối 27.4, đơn vị tổ chức các mũi trinh sát thực địa để nắm tình hình. Tối 28.4, toàn bộ lực lượng áp sát mục tiêu chờ lệnh tấn công.

"Rạng sáng 29, đơn vị tôi dùng bộc phá mở 12 lớp hàng rào dây thép, dùng pháo binh đánh vào kho chứa vũ khí, xăng dầu của địch. Chờ gần 1 giờ cho đạn nổ hết, đến 7 giờ, đơn vị phát động xung phong. Ngay sau đó, quân địch điều 12 xe tăng ra án ngữ các cửa ở hàng rào dây thép gai, gây thương vong và khó khăn rất lớn cho quân ta", ông Huyên kể.
Trước sự điên cuồng chống cự của địch, chiến sĩ ta không lùi bước. Đơn vị dùng pháo binh, xe tăng và hỏa lực mạnh để tiêu diệt địch. Sau 3 giờ 30 phút chiến đấu kiên cường, dũng cảm, ta đã giành toàn thắng. Khi toàn bộ sinh lực địch đã bị tiêu diệt, tên chuẩn tướng Lý Tòng Bá giả làm dân thường gánh quang gánh trốn chạy. Được sự giúp đỡ của du kích địa phương, bộ đội ta đã truy đuổi và bắt sống Lý Tòng Bá.

Ông Phan Tất Tiêu (ở khu dân cư số 6, phường Trần Phú, TP Hải Dương) lại cùng đơn vị tham gia đánh chiếm phòng tuyến Xuân Lộc, là "yết hầu" của giặc ở phía đông bắc. Nếu đánh tan phòng tuyến này, cánh cửa vào trung tâm Sài Gòn sẽ mở toang. Để bảo vệ Xuân Lộc, địch bố trí Sư đoàn 18 với đầy đủ các loại vũ khí hạng nặng, hỏa lực mạnh, xây dựng hệ thống hàng rào dây thép gai, công sự kiên cố... nên Xuân Lộc được ví như "cánh cửa thép".

Trước sự bố phòng và tập trung sức mạnh quân sự lớn của địch, lực lượng của ta được tăng cường thêm cả người và vũ khí. Đơn vị của ông Tiêu là Trung đoàn 209, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) cũng tập trung về đây. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt từ ngày 9 đến 20.4 và cuối cùng quân giải phóng đã toàn thắng.
Từ lúc đi đóng tiền điện, nước về, thấy mặt mẹ chồng cứ nặng như chì, hỏi gì bà cũng chỉ đáp giật cục, Nhung cứ đoán già đoán non nhưng không dám hỏi.
Bà Hưng đi nộp tiền điện, nước về mà mặt mày nhăn nhó. Gặp bà Thảo, người hàng xóm, bà than thở: "Tháng vừa rồi trời chưa nóng, thế mà chẳng hiểu sao tiền điện nhà tôi vẫn mất 1,2 triệu đồng bà ạ. Thế này mấy bữa nữa nóng lên, chúng nó mà bật điều hòa nữa thì còn đến bao nhiêu". "Chết, bà xem lại xem, hay là nhà dùng thiết bị gì thì mới tốn thế chứ?", bà Thảo hỏi lại. Bà Hưng lẩm bẩm một lúc rồi như chợt nhớ ra: "À, chắc là tại cái đèn ấy rồi. Chả là khi mới sinh, thằng cu Bi nhà tôi đã bị vàng da. Sau khi nằm lồng ấp, chiếu đèn ở bệnh viện về, suốt cả tháng vừa rồi vợ chồng chúng nó cứ bật cái đèn sưởi ba bóng rọi vào giường. Thấy bảo là như thế da thằng bé sẽ đỡ vàng". "Thảo nào...", bà Thảo gật gật.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam,trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi,

Đồng Chí Bí Thư Tỉnh Ủy Nguyễn Mạnh Hiển Khẳng Định


Từ lúc đi đóng tiền điện, nước về, thấy mặt mẹ chồng cứ nặng như chì, hỏi gì bà cũng chỉ đáp giật cục, Nhung cứ đoán già đoán non nhưng không dám hỏi. Khi Nhung về nhà bà Hưng làm dâu, ai cũng bảo số cô sướng. Gái quê một cục, thế mà nhà chồng vừa khánh thành căn nhà ba tầng to đùng thì rước Nhung về, cô chỉ việc ở. Bố mẹ chồng đều về hưu, có lương cả, vợ chồng cô chẳng có gì phải lo nữa. Nhưng "ở trong chăn mới biết chăn có rận". Sau khi cưới Nhung mới biết 2/3 số tiền làm nhà là tiền vay của ông cậu, một chủ thầu xây dựng. Anh Lâm, chồng cô lại đang làm thuê cho ông cậu này. Ông cậu cho vay bằng nguyên vật liệu và công xây dựng, tính giá cao hơn ngoài thị trường khá nhiều để thay cho tiền lãi. Đã mấy năm nay Lâm đi làm nhưng hằng tháng không hề được lĩnh lương vì toàn bộ thu nhập đều được trừ vào những khoản bà Hưng vay của cậu, lúc thì để sửa bếp, lúc thì xây mộ dưới quê... Và giờ thì đến món nợ làm nhà. Ngoài tiền lương của Lâm, mỗi tháng vợ chồng bà Hưng cũng trích một khoản lương để trả nợ làm nhà, chỉ để lại một phần chi tiêu. Mọi khoản chi tiêu cho ăn uống, sinh hoạt trong gia đình đều được tiết kiệm tối đa. Nhung mới ra trường đi làm chưa được bao lâu, thu nhập bèo bọt nhưng ngay khi chân ướt chân ráo về nhà chồng, bà Hưng đã giao cho cô lo việc chợ búa, cơm nước, tiền điện, nước, truyền hình cáp... Bà chỉ đưa cho cô 1,5 triệu đồng/ tháng. Biết chuyện, mẹ Nhung thương con lắm. Lo sinh hoạt chi tiêu cho cả một gia đình ở thành phố mà chỉ có vài ba triệu bạc hằng tháng thì con bé biết phải tính thế nào, kiểu gì chả thiếu trước hụt sau. Rồi sau này còn sinh con đẻ cái nữa, lúc ấy đủ thứ chi tiêu phát sinh mà chả có đồng nào tích cóp thì biết cấu véo ở đâu ra. Chả biết làm thế nào giúp con, thỉnh thoảng bà đành gọi con về cho ít gạo, rau vườn nhà, chục trứng gà, trứng vịt. Khổ nhất là thời gian Nhung mang bầu, chị em đồng nghiệp cứ giục đi mua sữa dành cho bà bầu, rồi đồ ăn giàu dinh dưỡng để bồi bổ nhưng cô toàn viện cớ sợ tăng cân nhiều quá nên chẳng dám mua. Kỳ thực Nhung đâu có dư tiền để mà mua. Hơn 1 tháng nay, Nhung mới sinh con, còn trong thời gian ở cữ nên mọi việc chợ búa cơm nước bà Hưng lại đảm nhiệm. Cô cũng trích tiền mọi người đến cho con để đưa cho bà 2 triệu đồng một tháng. Nhưng bà Hưng có vẻ không hài lòng lắm. Bà nói mát: "Tôi chỉ hộ chị mấy tháng này thôi đấy nhé, rồi chị phải lo chứ. Tôi đã cả đời bươn chải, đâm sấp dập ngửa vì cái nhà này rồi. Bây giờ đã đến lúc tôi phải được nghỉ ngơi".

Nhung sinh con được hơn nửa tháng thì hệ thống nước của nhà có vấn đề, khi đi thanh toán tiền nước bà Hưng mới tá hỏa vì phải trả hơn 1 triệu đồng tiền nước. Sau khi gọi thợ đến kiểm tra, đục tường bếp, thay toàn bộ hệ thống ống nước ở bếp... bà Hưng than trời vì số tiền thanh toán cho đội thợ lên tới hơn 7 triệu đồng. Cực chẳng đã, Nhung bảo với mẹ chồng: "Con vừa đi làm thì về làm dâu của mẹ, từ bấy đến nay cũng chẳng tích cóp được gì. Giờ một lúc lại cần tới gần chục triệu, con cũng chẳng biết lấy ở đâu ra. Hay để con đập lợn của cu Bi, tiền mọi người cho cháu chắc cũng được một khoản mẹ ạ". Nói là nói vậy thôi chứ Nhung không nghĩ bà Hưng lại đồng ý. Bởi nếu phải dùng đến nước ấy thì quá đáng quá. Nhưng không ngờ bà lại đồng ý. Hôm sau, đi chợ về bà Hưng mang vào phòng Nhung một con lợn đất mới. Bà thủng thẳng bảo: "Đây, bà đền cho cu Bi con lợn mới. Khoản kia coi như cả nhà vay của cu Bi, nao Bi lớn sẽ giả". Bà Hưng vừa đi ra khỏi, Nhung không nín nhịn nổi, bật khóc nức nở.

Cuối cùng thì Nhung cũng biết được nguyên nhân vì sao hôm nay mẹ chồng cứ đá thúng đụng nia. Sau khi cơm nước, dọn dẹp xong xuôi, cô lẳng lặng bế con lên phòng. Vừa khuất sau cầu thang, cô còn nghe tiếng mẹ chồng lanh lảnh: "Làm dâu bây giờ sướng thật, chả bù cho tôi ngày xưa...".  

Mấy tuần nay, mọi người trong xóm hay bàn tán chuyện xoay quanh bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" đang chiếu trên VTV1. Hầu hết mọi người đều bảo phim xây dựng vô lý, thời buổi này rồi làm gì còn kiểu mẹ chồng hà khắc, xét nét con dâu từng ly từng tý như thế. Rồi những tình huống éo le trong phim... Riêng Nhung lại thấy phim còn chưa bằng đời thực. So với những câu chuyện trên phim thì chuy
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định Hải Dương sẽ không đánh đổi môi trường để lấy mục tiêu phát triển doanh nghiệp và kinh tế.
Chiều 24.4, các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra môi trường tại các cụm công nghiệp (CCN) Lương Điền-Cẩm Điền (Cẩm Giàng), Tân Hồng (Bình Giang) và Thạch Khôi-Gia Xuyên (Gia Lộc). Cùng đi có đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi o daubảo hành tủ lạnh hitachi việt nambao hanh tu lanh hitachi

Viết Vở Kịch Đầu Tiên Từ Năm 1977 Nhưng Đến Năm 2000


Sau khi kiểm tra thực tế tại các CCN, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra ngay việc thực hiện các quy định về môi trường của doanh nghiệp tại các CCN trên địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp nào chưa có hệ thống xử lý nước thải thì chưa được hoạt động. Những doanh nghiệp đã hoạt động nhưng hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu cần nhanh chóng hoàn thiện. Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát chặt chẽ chất lượng các công trình này. Chủ đầu tư các CCN cần xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, không để tình trạng doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định Hải Dương sẽ không đánh đổi môi trường để lấy mục tiêu phát triển doanh nghiệp và kinh tế. Do đó, việc xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở các CCN cũng cần được UBND tỉnh làm nghiêm. Để bảo vệ môi trường hiệu quả, đồng chí yêu cầu thời gian tới các địa phương cũng như các sở, ban, ngành trong tỉnh cần huy động người dân vào cuộc cùng giám sát, phát hiện những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Trên cơ sở đó, các ngành chức năng của tỉnh có thể phát hiện và xử lý kịp thời những doanh nghiệp vi phạm.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường tại CCN Tân Hồng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Bình Giang dừng hoạt động ngay những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái khẳng định sẽ kiên quyết xử lý những doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải đã đi vào hoạt động.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, CCN Lương Điền-Cẩm Điền có tổng diện tích 37,75 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 85%. Đến nay, CCN đã thu hút được 7 dự án đầu tư. Các doanh nghiệp trong CCN chủ yếu sản xuất giày dép và các phụ kiện liên quan. CCN do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Trường Dương làm chủ đầu tư. Hiện CCN này đã có đường giao thông nội bộ, điện, nước, cây xanh. Tuy nhiên, đến nay CCN Lương Điền-Cẩm Điền vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm hiện chỉ có Công ty TNHH Giày Ngọc Hưng có hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy hoạch đã phê duyệt. Các doanh nghiệp còn lại chỉ xử lý nước thải sơ bộ rồi thải ra mương thoát nước chung của CCN.

CCN Tân Hồng hiện chưa có chủ đầu tư. Cơ sở hạ tầng phục vụ xử lý nước và rác thải chưa được xây dựng đúng theo quy hoạch. Hiện CCN chưa có hệ thống thu gom nước mặt và xử lý nước thải tập trung. Hiện tại, nước thải cùng nước mặt của CCN này thải vào mương phía trước CCN, sau đó theo cống qua đường 392 xả vào mương trung thủy nông của khu vực.

CCN Thạch Khôi - Gia Xuyên cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hiện tại, toàn bộ nước mặt và nước thải của CCN này được thu gom chung vào mương thoát nước Trần Nội. Chất thải rắn do doanh nghiệp trong CCN tự quản lý, xử lý. Các doanh nghiệp cũng chưa trồng cây xanh trên diện tích đất quy hoạch trồng cây xanh.
Vừa sáng tác vừa dàn dựng, mang hết ngọn lửa nhiệt tình và tài năng lên sân khấu, những tác giả kịch bản sân khấu không chuyên đã giúp cho phong trào văn nghệ quần chúng trở nên sôi nổi.
Chỉnh kịch bản theo diễn viên
Viết vở kịch đầu tiên từ năm 1977 nhưng đến năm 2000, sau khi về nghỉ theo chế độ, tác giả Xuân Dật (phường Việt Hòa, TP Hải Dương) mới sáng tác liên tục. Đến nay, ông đã có trong tay gần 40 kịch bản sân khấu bao gồm cả chèo và kịch nói. Đó là gia tài khá đồ sộ đối với một tác giả không chuyên. "Đa số các vở được tôi viết theo đơn đặt hàng của các xã, phường. Mỗi khi có hội làng, hội diễn họ lại mời viết theo chủ đề nào đó, thường là những chủ đề có tính thời sự như xây dựng nông thôn mới, làng văn hoá, phòng chống ma tuý...  Diễn cho bà con xem thì phải có yếu tố hài hước nên nhiều người bảo tôi là viết vở nào cũng cười được", tác giả Xuân Dật cho biết.

Xem thêm:  trạm bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi

Lương Y Phải Như Từ Mẫu”, Nhiều Y Sĩ, Bác Sĩ Vẫn Nhiệt Tình


Tuy sáng tác không chuyên nhưng những cây bút như tác giả Xuân Dật lại phải đáp ứng được những yêu cầu "khó nhằn" của văn nghệ quần chúng là gần gũi, hấp dẫn người xem, mà lại phù hợp với khả năng có hạn của diễn viên. Các tác giả vẫn thường nói đùa rằng diễn viên chuyên nghiệp phải diễn theo vở có sẵn, không được như diễn viên quần chúng có tác giả viết vai kiểu "đo ni đóng giày" cho riêng mình.

Sáng tác là phải diễn được, thành vở trên sân khấu nên nhiều khi các tác giả phải xoay xở đủ kiểu mới "theo" được diễn viên. Năm 2016, tác giả Phan Thị Nhật Quang sáng tác một vở kịch cho xã Kim Anh (Kim Thành), nơi bà đang cư trú để tham gia hội diễn sân khấu không chuyên của huyện. Đi vận động khắp xã được 5 người đồng ý tham gia diễn, bà Quang mới bắt tay vào viết một vở chèo có 5 nhân vật. Sau khi tập, diễn viên cứ giảm dần vì ốm đau, bận rộn, bà Quang phải dồn kịch bản xuống còn 4 vai rồi lại 3 vai. Đến khi chỉ còn 2 người, bà Quang buộc phải đảm nhiệm một vai. "Thế là mình tôi vừa làm tác giả, vừa đạo diễn lại vừa diễn luôn. Vất vả nhưng vui lắm vì vở diễn đoạt giải A của huyện, kịch bản được giải kịch bản hay nhất. Sau đó, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh mời cả đội lên trường quay diễn để thu và phát cho nhân dân toàn tỉnh xem", tác giả Nhật Quang hào hứng kể lại.
Diễn viên chuyên nghiệp phải diễn theo vở có sẵn, không được như diễn viên quần chúng có tác giả viết vai kiểu “đo ni đóng giày” cho riêng mình.


Đa phần các tác giả không chuyên bước vào sáng tác khi tuổi không còn trẻ, thường là khi đã nghỉ hưu. Bởi đó là lúc họ có nhiều thời gian để tham gia các phong trào ở địa phương. Có người có năng khiếu và thường xuyên biểu diễn từ khi còn trẻ như tác giả Xuân Dật, song cũng có người trước đó chưa từng hoạt động văn nghệ như tác giả Nhật Quang (vốn là một giáo viên môn toán). Song khi đã đến với sân khấu, họ đều chung một ngọn lửa đam mê, sẵn sàng viết đi viết lại một vở kịch, vở chèo, không ngại ngần chỉ dẫn từng câu hát, động tác để các diễn viên không chuyên lột xác trên sân khấu.

Trăn trở không nguôi

Để viết một kịch bản, tác giả Tống Ngọc Ban (xã Đồng Lạc, Nam Sách) thường mất 3-4 tháng lên khung, ấp ủ, tìm tòi tư liệu. Mỗi khi dựng vở cho các xã, ông lại mất cả tháng trời tập dượt cho các diễn viên. Các buổi tập đều diễn ra vào tối vì ban ngày các diễn viên còn bận đi làm đồng, trông cháu… Cả đạo diễn và diễn viên đều nhiệt tình, hăng hái nên đêm nào cũng tập đến 10-11 giờ... Bỏ ra nhiều công sức như vậy nhưng mỗi vở cả viết và dàn dựng, tác giả chỉ được thù lao 3-4 triệu đồng. Nhiều địa phương kinh phí eo hẹp còn không có tiền để dựng vở. Các tác giả không chuyên nhiều khi không dám sáng tác nhiều vì không có đất diễn.

Công việc vất vả, thù lao thấp mà lại không có nhiều cơ hội như vậy nên đội ngũ các tác giả sân khấu không chuyên ngày một thưa vắng dần. Là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tác giả, đạo diễn sân khấu, tác giả Tống Ngọc Ban rất trăn trở trước thực tiễn này. Ông cho biết: “Cách đây khoảng 10 năm, khi tham gia lớp bồi dưỡng sáng tác cho tác giả không chuyên do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức, tôi thấy đội ngũ sáng tác sân khấu có hơn 30 người. Đến nay, câu lạc bộ chỉ còn hơn 10 người. Nam Sách có đông nhất là 5 người, những huyện còn lại có 1-2 người, có huyện không có ai”.

Không chỉ đội ngũ tác giả vừa ít, vừa thiếu người trẻ tuổi mà các diễn viên cũng đang “lão hóa” dần, dẫn đến nguy cơ các loại hình nghệ thuật dân tộc sẽ dần biến mất khỏi sân khấu quần chúng. Đó cũng là nỗi lo lắng của các tác giả không chuyên. “Trước kia, phường Việt Hòa nổi tiếng có nhiều giọng hát chèo hay. Vậy mà bây giờ chỉ còn những người già đam mê chèo nhưng không hát được nữa. Tôi đi dựng vở ở nhiều nơi cũng vậy, diễn viên chủ yếu từ 45 tuổi trở lên. Nếu cứ như thế này, chắc chỉ chục năm nữa là sân khấu không chuyên chẳng còn mấy diễn viên”, tác giả Xuân Dật bày tỏ. Từ hai năm nay, xã Kim Anh không còn đội chơi nhạc dân tộc do các thành viên đều đã già hoặc đã mất. Mỗi khi dựng vở cho xã, tác giả Nhật Quang lại phải mượn đội nhạc từ những nơi khác. “Thiếu vắng dần những người chơi nhạc cụ dân tộc như vậy thì sân khấu không chuyên làm sao p
Dù đã nghỉ hưu từ lâu, nay tuổi đã cao, sức yếu nhưng nhớ lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, nhiều y sĩ, bác sĩ vẫn nhiệt tình, tận tâm phục vụ nhân dân.
Không quản tuổi già
Không như nhiều người làm việc ở những ngành, nghề khác, sau khi nghỉ hưu, những người từng làm trong ngành y thường có nhiều điều kiện để tiếp tục gắn bó với công tác khám, chữa bệnh. Bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi một bộ phận người dân vì gia cảnh khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Để chia sẻ với họ, nhiều y sĩ, bác sĩ về hưu đã nhiệt tình tham gia vào các hội, tổ thầy thuốc từ thiện, nhân đạo để tư vấn, hỗ trợ cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachisua chua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi           

Ban Chỉ Đạo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Huyện Vừa Triển Khai Kế Hoạch


Nghỉ hưu từ năm 1993, nay đã 84 tuổi nhưng y sĩ Vũ Công Trợ ở phường Bình Hàn (TP Hải Dương) khiến nhiều người cảm phục vì tinh thần làm việc không ngơi nghỉ. Gặp cụ, người ta có cảm giác như lòng yêu nghề, thương người giúp cho cụ mạnh khỏe, minh mẫn, lấn át cả tuổi già. Cụ Trợ tham gia Hội Thầy thuốc nhân đạo của TP Hải Dương ngay từ năm 1995, hồi hội mới thành lập. Từ đó, cụ thường xuyên tham gia các đợt khám, chữa bệnh từ thiện, nhân đạo của hội. Đến nay, tuy Hội Thầy thuốc nhân đạo không còn duy trì được hoạt động thường xuyên do thiếu kinh phí nhưng cụ Trợ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, mục đích mà hội đề ra. Cụ có một phòng nhỏ khoảng 15m2 để tiếp đón những người có nhu cầu khám, chữa bệnh. Hiệu quả từ bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến răng miệng của cụ đã nức tiếng gần xa.
Người bệnh từ nhiều nơi tìm đến với cụ. Với những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, cụ Trợ không lấy tiền công, thậm chí còn hỗ trợ cả tiền thuốc. Bên cạnh đó, mỗi ngày cụ khám bệnh miễn phí cho 1-2 người cao tuổi. Không chỉ khám bệnh miễn phí, cụ Trợ còn tư vấn, hướng dẫn người bệnh cao tuổi những biện pháp rèn luyện sức khỏe, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Mỗi khi có người tìm cụ để khám sức khỏe cho người thân, cụ đều nhận lời không quản đêm khuya, mưa gió.
"Đối với tôi niềm vui đơn giản chỉ là nụ cười của người bệnh, là sức khỏe của họ được cải thiện."
Năm 2012, khi biết đến hoàn cảnh của bà Lương Thị Nga cùng ở phường Bình Hàn tuy bệnh tật, già yếu, mờ cả hai mắt nhưng vẫn phải chăm sóc người cha nằm liệt một chỗ, cụ Trợ đã quyết định hỗ trợ bà Nga 200.000 đồng mỗi tháng từ đó đến nay.

“Tôi và nhiều người cao tuổi khác trong khu dân cư thường xuyên tìm đến cụ Trợ để được khám bệnh, nghe những lời khuyên giúp chúng tôi sống vui, sống khỏe. Chúng tôi rất cảm kích về y đức, về những đóng góp của cụ Trợ”, bà Nguyễn Thị Yên (72 tuổi) ở khu 3, phường Bình Hàn cho biết.

Hạnh phúc là cho đi
Vừa trở về sau chuyến khám bệnh từ thiện cho người cao tuổi ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thu Hiền (74 tuổi) lại tất bật với công việc ở Phòng khám Đa khoa Hồng Đức (đường Thống Nhất, TP Hải Dương). Trước đây, bà Hiền là Chủ nhiệm Khoa Nội cán bộ (Bệnh viện Quân y 7). Sau khi nghỉ hưu, bà tiếp tục tham gia Hội Nghề nghiệp y tế tư nhân. Hằng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27.7, bà Hiền lại nhiệt tình tham gia đoàn tư vấn, khám bệnh miễn phí cho các thương binh, bệnh binh, người thuộc diện gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Bà cũng thường xuyên tham gia các đợt khám bệnh miễn phí do tổ thầy thuốc nhân đạo của phường Tân Bình (TP Hải Dương) tổ chức. Theo chủ trương của tổ, bà cùng với các y sĩ, bác sĩ đều không lấy tiền công của những bệnh nhân là người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với những trường hợp này, bà Hiền thường dành nhiều thời gian để tư vấn, hướng dẫn, giúp họ nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn sức khỏe. Trong khu phố, có ai đau yếu, bệnh tật nhờ đến, bà Hiền đều khám, kê hộ đơn thuốc mà không lấy thù lao.

“Những việc làm của tôi nhỏ bé lắm. Đối với tôi niềm vui đơn giản chỉ là nụ cười của người bệnh, là sức khỏe của họ được cải thiện. Khi ấy, tôi thấy trong lòng nhẹ nhàng, thanh thản. Tôi không dám chắc về những dự định tiếp theo, nhưng tôi sẽ làm việc đến khi nào còn có thể”, bà Hiền tâm sự.

Với cụ Trợ, bà Hiền và nhiều y sĩ, bác sĩ khác, niềm vui tuổi già chính là được làm việc, được cống hiến, nó trở thành động lực giúp họ sống vui, sống khỏe, sống có ích. Tuy mỗi người có những cách giúp đỡ khác nhau, không mang nặng về vật chất, nhiều khi chỉ là những lời tư vấn, động viên nhưng nó đã trở thành món quà tinh thần giúp người bệnh thêm lạc quan để chống chọi với bệnh tật.

Ngày nay, khi đâu đó có những y sĩ, bác sĩ cư xử chưa đúng mực, còn gây phiền hà, sách nhiễu với người bệnh, trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến nhiều người có cái nhìn không khỏi hoài nghi mỗi khi bước chân vào bệnh viện thì những việc làm của cụ Trợ, bà Hiền khiến ta có thêm niềm tin vào y đức. Họ không quản ngại tuổi già, không màng tư lợi cá nhân, sẵn lòng giúp đỡ người bệnh với tâm niệm hạnh phúc là cho đi và nhận lại nụ cười.
Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm huyện vừa triển khai kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu” trong thời gian từ 15/4 đến 15/5/2017.
Mục tiêu là nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người quản lý; nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu, rau, thịt và thủy sản; giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachisửa cửa cuốn

Chi Cục Hải Quan Hải Dương Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập

   
Ban chỉ đạo huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức tới các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu và kinh doanh mặt hàng rượu; các tổ chức cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh rau; các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh thịt, thủy sản tươi sống; Ban quản lý các chợ, các nhà hàng, bếp ăn tập thể,.... nêu cao ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe của người tiêu dùng. Trong dịp này, huyện thành lập 05 đoàn tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các cơ sở giết mổ, chế biến, cung ứng rau, thịt, thủy sản, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn huyện.

Đối với các cơ sở vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các đoàn kiểm tra sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh, Hải Dương vừa được Bộ Tài chính phân bổ 48,9 tỷ đồng cho xây dựng NTM.
Hiện nay, văn phòng đang xây dựng kế hoạch chi tiết giải ngân nguồn vốn này. Theo quy định, nguồn vốn hỗ trợ được dùng chi trả cho các xã hoàn thành quy hoạch nhưng chưa trả hết kinh phí; đào tạo, tập huấn cán bộ; hoạt động của ban chỉ đạo các cấp; công tác khen thưởng; công tác tuyên truyền và phát triển sản xuất...

Từ đầu năm đến nay, Hải Dương 2 lần được Trung ương phân bổ kinh phí cho xây dựng NTM với tổng số vốn 120,9 tỷ đồng.

Chiều 14.4, Chi cục Hải quan Hải Dương kỷ niệm 20 năm thành lập (14.4.1997-14.4.2017).
Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trung tướng Bùi Mậu Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) tới dự. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lẵng hoa chúc mừng.

Xem thêm:  trung tam bao hanh hitachi ha noi , sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,sửa cửa cuốn   

Triển Khai Thực Hiện Hiệu Quả Kế Hoạch Phối Hợp Với Ban An Toàn


Trong 20 năm qua, Chi cục Hải quan Hải Dương không ngừng phát triển. Đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, tích cực cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá hải quan. Số thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao, năm sau cao hơn năm trước. Công tác quản lý nhà nước về hải quan luôn được tăng cường, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được chú trọng. Chi bộ Chi cục Hải quan Hải Dương nhiều năm liền là tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh... Ghi nhận những nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục đó, Chi cục Hải quan Hải Dương đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba (năm 2006) và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bộ, ngành và địa phương.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái và đại diện lãnh đạo Cục Hải quan TP Hải Phòng đã ghi nhận và biểu dương thành tích của Chi cục Hải quan Hải Dương đã đạt được. Các đồng chí đề nghị thời gian tới tập thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, không ngừng nâng cao hiệu quả chuyên môn nghiệp vụ theo đúng phương châm hành động "chuyên nghiệp-minh bạch-hiệu quả", đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành trong chiến lược hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa Hải quan. Tăng cường lắng nghe, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp, trao đổi thông tin nội ngành để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hoạt động hải quan. Tiếp tục phối hợp hiệu quả với các cơ quan, ban, ngành liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, trong tham mưu cho UBND tỉnh Hải Dương, Cục Hải quan TP Hải Phòng tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Nhân dịp này, Chi cục Hải quan Hải Dương đón nhận cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc" năm 2016 do UBND tỉnh Hải Dương trao tặng.
Tỉnh đoàn Hải Dương:Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên; rà soát, chấn chỉnh kịp thời những cổng trường không duy trì được các tiêu chí về bảo đảm an toàn giao thông tại cổng trường học; Kiểm tra việc triển khai của các cấp bộ đoàn về tổ chức ký cam kết thực hiện các tiêu chí Văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, học sinh; Tiếp tục phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên, tổ chức các hoạt động tình nguyện tham gia hướng dẫn, phân luồng, điều tiết giao thông tại các khu vực ngã ba, ngã tư, bến đò, phà nơi có tình hình tổ chức giao thông phức tạp.

Xem thêm:sửa tủ lạnh hitachitrung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noibảo hành tủ lạnh samsung

UBND Tỉnh Ban Hành Công Văn Số 964/UBND-VP Về Việc Tăng Cường Bảo Đảm


Cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh: Tập trung chỉ đạo tuyên truyền, nhắc nhở đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đoàn viên, hội viên chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm quy định của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện; phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường…;

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tập trung chỉ đạo bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại những đầu mối giao thông, trung tâm thị trấn, thị tứ, các điểm họp chợ, khu di tích, lễ hội…; tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ gây tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn khi tham gia giao thông, điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ…; tiếp tục tuyên truyền trên Đài Phát thanh cấp huyện và Đài Truyền thanh cấp xã các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo tài liệu Ban An toàn giao thông tỉnh cung cấp, trong đó có nội dung tuyên truyền về phòng chống lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn và quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn giao thông đường bộ theo chỉ đạo của Ban An toàn giao thông tỉnh; Chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ, chở quá số người quy định và các hành vi khác là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông; tăng cường kiểm tra điều kiện hoạt động của các bến khách ngang sông, kiên quyết đình chỉ những bến khách không đủ điều kiện hoạt động theo quy định; đối với các địa phương có đường sắt đi qua đôn đốc, kiểm tra, thực hiện nghiêm việc cảnh giới bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các lối đi dân sinh được tỉnh hỗ trợ kinh phí cảnh giới;

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành và các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Ngày 14/4/2017, UBND tỉnh ban hành công văn số 964/UBND-VP về việc tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu:
Ban An toàn giao thông tỉnh: Bám sát, theo dõi tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong dịp nghỉ Lễ; Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị UBND tỉnh giao; Công bố rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của các tổ chức, cá nhân trong dịp nghỉ Lễ.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noi , bao hanh tu lanh hitachi

Lãnh Đạo UBND Tỉnh Đã Nghe Về Kết Quả Thực Hiện Chương Trình MTQG


Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng cảnh sát khác kết hợp công tác tuyền truyền, tuần tra lưu động, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; Chủ động xây dựng các phương án, bố trí lực lượng phân luồng, hướng dẫn giao thông khi xảy ra ùn tắc; phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng, kết hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh trật tự trên các tuyến đường, bến xe, bến tàu, nhà ga, phương tiện giao thông công cộng và khu vực nông thôn, xử lý nghiêm hành vi đua xe trái phép;

Sở Giao thông vận tải: Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực, bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ vận tải khách; Rà soát, lắp đặt bổ sung đầy đủ báo hiệu đường bộ; kiểm tra xử lý các vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn giao thông tại các công trình vừa thi công vừa khai thác; thực hiện quản lý chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và phương tiện xe cơ giới đường bộ; Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô, xử lý vi phạm về "xe dù, bến cóc".

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương: Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông; cảnh báo các nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; Tuyên truyền, khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng trên những tuyến đường dài, trên đường cao tốc và trên quốc lộ có lưu lượng phương tiện cao; Duy trì phản ánh hoạt động của các lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông. Thông tin số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng để nhân dân trên địa bàn biết và kịp thời phản ánh tình trạng ùn tắc, tai nạn hoặc những bất cập về tình hình trật tự an toàn giao thông.

Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyên truyền tới học sinh, sinh viên các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông trước kì nghỉ Lễ 30/4 và 01/5.
Sáng 17/4, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp Lãnh đạo UBND tỉnh để nghe và giải quyết một số nội dung công việc do các sở, ngành báo cáo.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noibảo hành tủ lạnh hitachi việt nam trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi     

Nhiều Xã Chưa Có Sân Vận Động Trung Tâm Hoặc Đã Có Nhưng Không Bảo Đảm Chất Lượng


Tại cuộc họp, Lãnh đạo UBND tỉnh đã nghe về kết quả thực hiện Chương trình MTQG xâuy dựng NTM trên địa bàn huyện Kinh Môn đến hết Quý 1 năm 2017. Theo báo cáo của huyện Kinh Môn, đến nay toàn huyện đã có 19/22 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM (đạt 86,4%). Còn 03 xã: Phúc Thành, Lê Ninh, Phạm Mệnh huyện phấn đấu hoàn thành đạt chuẩn NTM trong Quý II/2017 và trong Quý III/2017, huyện phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện NTM. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân; tập trung mọi nguồn lực để thực hiện hoàn thành các tiêu chí… Qua nghe báo cáo và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng tình và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của huyện. Để Kinh  Môn trở thành huyện NTM trong năm 2017, đồng chí đề nghị huyện cần chủ động phối hợp với các ngành có liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng thời tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các tiêu chí còn thiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái cũng cơ bản đồng ý với báo cáo xin ý kiến chấp thuận chủ trương, điều chỉnh một số dự án đầu tư trong nước gồm: Dự án đầu tư Nhà máy gia công hàng may mặc xuất khẩu và sản xuất, lắp ráp máy nông nghiệp của Công ty TNHH Khang Minh HD, địa điểm tại Cụm CN Tân Hồng – Vĩnh Hồng, thuộc địa bàn xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang; Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm đồ nhựa xuất khẩu của Công ty TNHH Mạnh Toàn Plastic, địa  điểm tại Cụm CN Nguyên Giáp, xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đặc biệt là việc đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có cam kết đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm CN tại địa điểm thực hiện dự án theo đúng quy định. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đồng ý với đề xuất xin điều chỉnh Dự án Phòng giao dịch An Sinh của Quỹ tính dụng nhân dân Bạch Đằng; Đồng ý điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án Mở rộng nghĩa trang nhân dân thành phố Hải Dương của Công ty CP quản lý công trình đô thị Hải Dương. Giao UBND thành phố Hải Dương chủ trì, chịu trách nhiệm tuyên truyền với người dân quanh khu vực nghĩa trang khi thực hiện mở rộng dự án. Công ty CP quản lý công trình đô thị Hải Dương cần làm tốt vấn đề bảo đảm môi trường để không ảnh hưởng đến đời sống người dân quanh khu vực nghĩa trang.

Cũng tại cuộc họp, Lãnh đạo UBND tỉnh đã nghe và cho ý kiến về việc bố trí số lượng Phó Trưởng phòng thuộc Sở, ban, ngành đối với Phòng có nội dung tham mưu vượt cấp do Sở Nội vụ báo cáo.
Nhiều xã chưa có sân vận động trung tâm hoặc đã có nhưng không bảo đảm chất lượng khiến việc tổ chức lễ khai mạc Đại hội TDTT lần thứ VIII gặp nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng đến chất lượng lễ khai mạc
Chưa xây được sân vận động trung tâm nên xã Quang Trung (Tứ Kỳ) phải tổ chức lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) lần thứ VIII tại khoảng sân trước cửa UBND xã. Khoảng sân này chỉ rộng khoảng 2.000 m2, tuy diện tích không bảo đảm nhưng ngoài chỗ này thì ở địa phương cũng không còn nơi nào tốt hơn. “Lễ khai mạc vẫn diễn ra với đầy đủ nội dung theo hướng dẫn của cấp trên nhưng quy mô hạn chế nhiều. Địa điểm tổ chức quá chật hẹp, chúng tôi phải cắt bớt lực lượng ở 4 khối tham gia diễu hành”, ông Vũ Duy Kê, Chủ tịch UBND xã Quang Trung nói.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi ,sửa tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     

Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp


Ngay cả những xã chuẩn bị về đích nông thôn mới như Thanh Giang (Thanh Miện) cũng bí địa điểm tổ chức lễ khai mạc Đại hội TDTT. Dự kiến vào tháng 8 tới đây, xã sẽ tổ chức lễ khai mạc đại hội tại sân bóng đá mi ni chỉ rộng 1.300 m2. Theo ông Nguyễn Trác Thăng, Trưởng Ban Văn hóa - Thông tin xã, trước đây sân vận động này rộng 6.000 m2. Do Trường THCS không đủ diện tích để đạt chuẩn nên năm 2008 xã cắt phần lớn diện tích sân vận động về cho trường xây cơ sở hạ tầng. Đại hội TDTT lần trước của xã cũng tổ chức ở địa điểm này. Có tổng cộng 16 khối với khoảng 1.200 người tham gia diễu hành biểu dương lực lượng. Các khối phải tập kết từ trong sân nghĩa trang liệt sĩ và đứng dọc đường tỉnh 392B. Người dân đến xem phải đứng ở lề đường, khiến giao thông ùn tắc.

Hiện vẫn còn nhiều xã, thị trấn chưa xây được sân vận động trung tâm. Tình trạng này hầu như ở huyện nào cũng có. Huyện Tứ Kỳ còn 15 xã chưa có sân vận động (chiếm 55%), huyện Cẩm Giàng còn 7 xã (chiếm 36,8%), huyện Thanh Miện cũng còn 6 xã, thị trấn (chiếm 33%)… Nhiều xã đã có sân vận động nhưng chưa bảo đảm tiêu chuẩn, còn lồi lõm, gồ ghề, để cỏ dại mọc. Có nơi chính quyền ít quan tâm nâng cấp sân vận động, người dân tự do để vật liệu xây dựng và chăn thả trâu bò trong sân. Do đó, mỗi khi Đại hội TDTT diễn ra các xã thường bí địa điểm tổ chức lễ khai mạc và các môn thi đấu tập thể như bóng đá, kéo co. Hầu hết các địa phương phải chọn giải pháp tổ chức ở sân trường hoặc sân vận động các thôn với diện tích chật hẹp, quy mô không bảo đảm. “Vị trí tổ chức chật chội, nhiều xã phải cắt bớt lực lượng nên quy mô buổi lễ khai mạc Đại hội TDTT không hoàn chỉnh. Các tiết mục đồng diễn cũng bị hạn chế về số lượng, chất lượng”, ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thanh Miện nói.

Vấn đề nan giải

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các địa phương đang gặp phải trong xây dựng sân vận động trung tâm là kinh phí. Nhiều xã đã có mặt bằng nhưng lại không có tiền đầu tư xây dựng. Ông Vũ Đình Nguyễn, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Giang cho biết sau dồn điền, đổi thửa địa phương đã quy hoạch được hơn 16.000 m2 đất công điền ở thôn Phù Tải 2 để xây dựng sân vận động trung tâm. Xã dự kiến làm công trình này vào năm 2016 với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, do bí vốn nên việc xây dựng chưa thể thực hiện. “Xã đặt quyết tâm sẽ về đích nông thôn mới trong năm 2017. Chúng tôi đã thuê thiết kế và sắp tới triển khai xây dựng sân vận động. Nhưng để làm được việc này vẫn cần hỗ trợ của cấp trên, chứ địa phương rất khó khăn”, ông Nguyễn nói.

Những xã chưa có mặt bằng để xây dựng sân vận động trung tâm còn khó khăn gấp bội. Ông Vũ Duy Kê, Chủ tịch UBND xã Quang Trung than: “Chúng tôi đã quy hoạch hơn 8.000 m2 đất 03 ngay cạnh UBND xã để xây sân vận động nhưng không có kinh phí đền bù cho dân. Xây dựng sân vận động cũng phải mất hàng tỷ đồng. Nếu thu được tiền từ bán đấu giá quyền sử dụng đất thì cũng phải ưu tiên xây dựng trường THCS trước”.

Bí địa điểm tổ chức lễ khai mạc Đại hội TDTT cấp cơ sở như một căn bệnh “nan y” khó chữa. Qua nhiều kỳ đại hội, thực trạng này vẫn tồn tại và chắc chắn không thể sớm khắc phục nếu chưa được quan tâm đúng mức.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là một trong những giải pháp để tích tụ ruộng đất, hướng tới sản xuất hàng hóa.
Nhưng do những ràng buộc pháp lý và chính sách về đất đai có điểm chưa chặt chẽ, rõ ràng nên việc chuyển nhượng còn nhiều vướng mắc.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nộisua tu lanh samsung

Toàn Tỉnh Hiện Có 21 Cơ Sở Sản Xuất Nước Sạch Nhưng Nguồn Nước Đầu Vào


Mua bán tự phát
Thay vì thuê đất, anh Nguyễn Đức Thuận ở xã Cao Thắng (Thanh Miện) muốn mua đất để có thể yên tâm sản xuất lâu dài. Theo anh Thuận, muốn làm nông nghiệp hiệu quả thì không thể sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Nhiều hộ lựa chọn thuê đất để tích tụ ruộng đất, thuận lợi cho việc cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đây chỉ là giải pháp tạm thời vì điều kiện thuê đất rất bấp bênh, người dân cho thuê có thể đòi lại đất bất cứ lúc nào. Trong khi đó đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp rất tốn kém nên cần phải có thời gian thì mới thu hồi được vốn và sinh lợi nhuận. Để mở rộng quy mô sản xuất, anh Thuận đã mua hơn 1 mẫu ruộng của các hộ không còn nhu cầu sử dụng. Thủ tục mua bán đất chỉ là sự chấp thuận của hai bên thông qua tờ giấy viết tay và có sự chứng kiến của người thứ 3. Mặc dù thỏa thuận giữa người mua và người bán đã xong xuôi nhưng anh Thuận vẫn còn băn khoăn về thủ tục chuyển nhượng. “Thủ tục chuyển nhượng quá dễ dàng khiến tôi cũng đâm lo. Tuy nhiên phương thức mua bán đất nông nghiệp kiểu này đã được nhiều người áp dụng từ lâu nên tôi cứ thử xem sao”, anh Thuận cho biết.
"Phương thức mua bán đất nông nghiệp kiểu này đã được nhiều người áp dụng từ lâu nên tôi cứ thử xem sao."

Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) vẫn còn tự phát, ít dựa trên cơ sở của pháp luật. Nguyên nhân do đa số nông dân đều lầm tưởng ruộng đất thuộc quyền sở hữu cá nhân nên có quyền tự do mua bán, trao đổi. Theo ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Giang, những năm gần đây việc chuyển nhượng quyền SDĐNN trên địa bàn huyện có xu hướng gia tăng. Huyện cũng có chủ trương khuyến khích các hộ không còn nhu cầu sử dụng đất thì cho thuê hoặc chuyển nhượng cho các hộ có khả năng sản xuất để hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang. Việc chuyển nhượng phải bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng thực tế phần lớn nông dân đều mua bán ruộng đất theo kiểu tự bàn, tự thống nhất, dùng hợp đồng viết tay để hợp thức hóa mà không có sự giám sát, can thiệp của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Mua bán tự phát nên các điều khoản liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên không cụ thể, chi tiết. Do đó khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó xử lý. Tại xã Hùng Thắng, đã có trường hợp các hộ tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không có chứng thực của chính quyền xã. Khi diện tích đất chuyển nhượng nằm trong dự án xây dựng khu dân cư mới, được hưởng mức đền bù cao thì bên nào cũng nhận có quyền sử dụng đất.

Tạo thị trường lành mạnh

Luật Đất đai năm 1993 cho phép người dân thực hiện chuyển nhượng quyền SDĐNN nhưng lại đề ra định mức hạn điền theo từng khu vực. Đến năm 2013, hạn điền được nới lỏng bằng việc thực hiện hạn mức giao đất nông nghiệp và quy định hạn mức nhận chuyển quyền SDĐNN. Theo đó gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền SDĐNN không quá 30 ha với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi thủy sản. Quy định này mâu thuẫn với thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay. Muốn tái cơ cấu nông nghiệp thành công phải xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trước thực trạng này, Chính phủ có chủ trương mở rộng hạn điền, xem xét việc tích tụ ruộng đất với quy mô lớn, nhưng hiện cũng còn nhiều lo ngại. Mở rộng hạn điền là cơ hội để ngành nông nghiệp phát triển nhưng nếu không có định hướng hoặc buông lỏng trong quản lý sẽ dẫn tới tình trạng phần lớn ruộng đất tập trung trong tay số ít người. Nông dân sẽ lại bị bần cùng hóa như thời phong kiến. Vì vậy cần phải xây dựng thị trường chuyển nhượng quyền SDĐNN lành mạnh, vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại, vừa bảo vệ được tài sản cho nông dân.

Mở rộng hạn điền sẽ khiến thị trường chuyển nhượng quyền SDĐNN sôi động hơn. Để tránh những tác động tiêu cực từ việc mở rộng hạn điền, thị trường chuyển nhượng phải được hình thành trên cơ sở hành lang pháp lý, tuyệt đối không để các cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ chế này thực hiện các mục đích thu lợi khác ngoài phát triển nông nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thứ (Kinh Môn) cho biết địa phương sẵn sàng tạo mọi điều kiện để các hộ dân mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp song phải bảo đảm yêu cầu người nhận chuyển nhượng là người địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Có như vậy đất nông nghiệp mới không bị sử dụng sai mục đích và khi có tranh chấp sẽ dễ dàng giải quyết.

Giấy chứng nhận quyền SDĐNN là cơ sở pháp lý để thực hiện mua bán, trao đổi quyền sử dụng đất. Sau khi các địa phương thực hiện dồn điền, đổi thửa, việc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐNN còn chậm. Trên thực tế, việc chuyển nhượng vẫn diễn ra. Chính quyền địa phương cần đóng vai trò trọng tài đối với hoạt động này để bảo đảm quyền lợi giữa các bên.
Toàn tỉnh hiện có 21 cơ sở sản xuất nước sạch nhưng nguồn nước đầu vào đều tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.
Nguy cơ ô nhiễm
Ngày 9.9.2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Theo thông tư, tính từ điểm hút nước thì phạm vi vùng bảo hộ công trình khai thác nước mặt phía thượng lưu tăng bình quân gấp đôi so với trước đây. Như vậy, hầu hết các cơ sở sản xuất nước sạch trong tỉnh có phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh về phía thượng lưu là 800 m và 200 m về phía hạ lưu (tính từ điểm hút nước).

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua chua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi        

Bờ Kênh Bắc Hưng Hải Trên Địa Bàn Tỉnh Có 28 Điểm Xung Yếu Cần Được Bảo Vệ


Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương hiện có tới 6 trong tổng số 10 nhà máy sản xuất nước sạch đang có nhiều công trình, cơ sở kinh doanh, nuôi thuỷ sản nằm trong phạm vi bảo hộ. Điển hình như khu vực lấy nước đầu vào từ sông Thái Bình phục vụ sản xuất nước sạch của Nhà máy Nước Cẩm Thượng và Nhà máy Sản xuất nước sạch số 5 có vùng bảo vệ lên tới 1.000 m về phía thượng lưu, 200 m về phía hạ lưu. Thế nhưng, trong vùng ranh giới bảo hộ có hàng loạt các công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu trồng trọt, chăn nuôi của người dân đã tồn tại từ lâu. Trong đó, có các bãi vật liệu xây dựng đã được UBND tỉnh cấp phép từ trước. Ngoài ra, còn có các cống xả nước thải của các phường ra khu vực thượng nguồn nơi hút nước cũng là nguyên nhân tiềm ẩn ô nhiễm nước đầu vào.

Điểm hút nước đầu nguồn của Nhà máy Nước sạch số 8 (Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương) cách bãi tập kết rác rất lớn của xã Duy Tân (Kinh Môn) chỉ khoảng 120 m. Bãi rác này mới được quy hoạch từ vài năm nay. Rác lộ thiên, không chôn lấp nên ô nhiễm nghiêm trọng, nước rỉ rác đều chảy xuống sông. Nhà máy nước này cung cấp nước sạch cho người dân các xã Duy Tân, Hoành Sơn và các thị trấn Minh Tân, Phú Thứ. Trước tình trạng này, doanh nghiệp sản xuất nước sạch đã nhiều lần kiến nghị di chuyển bãi rác nhưng chưa được địa phương thực hiện. Cách đó không xa, Nhà máy Nước số 2 (thị trấn Kinh Môn) bị các lò vôi bao quanh, nằm cuối nguồn nước khu sản xuất thép của Tập đoàn Hòa Phát…

Giải pháp tháo gỡ

Thực trạng trên đã làm tăng ô nhiễm nguồn nước đầu vào của các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch. Tuy nhiên, việc giải quyết không đơn giản, cần sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền và ngành chức năng.

Ông Trần Quốc Khanh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương cho biết doanh nghiệp sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng quản lý đường thuỷ nội địa và các địa phương cắm mốc, đặt biển báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thuộc phạm vi công trình. Trong đó, chú trọng hành lang 3 nhà máy sản xuất nước sạch ở TP Hải Dương có tổng công suất 125.000 m3/ngày đêm đang cung cấp cho hơn 50% số dân trong tỉnh.

Theo ông Vũ Tiến Phụng, Chủ tịch UBND TP Hải Dương, việc thực hiện Thông tư 24/2016/TT-BTNMT là trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan và của cả người dân. Việc bảo vệ nước đầu nguồn không chỉ trong ranh giới hành lang nơi hút nước mà là cả các tuyến sông. Vì thế, TP Hải Dương sẽ nghiêm túc thực hiện, cùng với các đơn vị liên quan tìm giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ nguồn nước, phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố trong những năm tới.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi các tổ chức, doanh nghiệp được phép khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước đang khai thác. Theo bà Ngô Thị Thảo, Trưởng Phòng Tài nguyên nước (Sở Tài nguyên và Môi trường), tỉnh cần sớm thành lập lực lượng liên ngành tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ khu vực đầu nguồn của các cơ sở sản xuất nước sạch. Đồng thời, sớm tổ chức cắm mốc chỉ giới khu vực trọng điểm gần nơi hút nước và ranh giới an toàn cho nguồn nước. Ngoài ra, cũng cần rà soát danh sách các công trình nằm trong hành lang được cấp phép hoạt động từ trước; có phương án di dời cơ sở sản xuất trong phạm vi bảo hộ hoặc di dời điểm hút nước, bảo đảm quyền lợi hài hòa của các bên.
Mùa mưa bão năm nay, bờ kênh Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh có 28 điểm xung yếu cần được bảo vệ.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện Thanh Miện có nhiều điểm xung yếu nhất với 9 điểm thuộc các kênh tả Cửu An, tả Tây Kẻ Sặt. Huyện Gia Lộc có 8 điểm thuộc kênh tả Đình Đào.
Các điểm xung yếu đều có cao trình thấp, mặt kênh hẹp, nhiều điểm có dấu hiệu sạt lở. Khi mưa lớn, nếu không được xử lý kịp thời có khả năng xảy ra tràn bờ cục bộ, sạt mái dẫn tới vỡ bờ kênh.

Trên Địa Bàn Tỉnh Hiện Có Khoảng 900 Cơ Sở Sản Xuất Rượu


Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải kiểm tra, đánh giá thực trạng công trình để xây dựng phương án bảo vệ. Chủ động nhân lực, phương tiện, vật tư bảo vệ cống An Thổ, Cầu Xe, âu thuyền Cầu Cất, cống xả trạm bơm My Động.
Đoàn Thanh niên các cấp tổ chức hành trình về nguồn, theo dấu chân những anh hùng, bồi đắp lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước của đoàn viên thanh niên, thiếu niên.
Từ nay đến hết tháng 7.2017, Đoàn Thanh niên các cấp của tỉnh tổ chức đợt hoạt động “Theo bước chân những người anh hùng” hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2017).

Đoàn Thanh niên tập trung tuyên truyền trực quan qua các kênh truyền thông, mạng xã hội để giới thiệu về ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sĩ, truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn” gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, của địa phương đến tầng lớp đoàn viên, thanh niên; ca ngợi sự hy sinh anh dũng, chiến công của các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng. Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; kết quả nổi bật của phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” do Đoàn Thanh niên các cấp triển khai.

Đoàn Thanh niên các cấp tổ chức hành trình về nguồn, theo dấu chân những anh hùng, đến với bảo tàng, địa danh lịch sử, "địa chỉ đỏ" để giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và trách nhiệm của đoàn viên thanh niên, thiếu niên. Sưu tầm các tác phẩm, ấn phẩm về các anh hùng trẻ tuổi. Tổ chức giao lưu gặp gỡ, tọa đàm, đối thoại, nói chuyện truyền thống với thân nhân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cựu thanh niên xung phong.

Dịp này, Đoàn Thanh niên các cấp thực hiện các công trình, phần việc thanh niên như: nhận phụng dưỡng, thăm hỏi, chăm sóc, tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Bàm mẹ Việt Nam anh hùng, người có công, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. Tổ chức lễ thắp nến tri ân, chỉnh trang, dọn vệ sinh khu vực các bia, đài tưởng niệm liệt sĩ...

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 900 cơ sở sản xuất rượu, trong đó chỉ có 5 cơ sở công bố sản phẩm về rượu. Thực tế, việc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu gặp nhiều khó khăn.
Công ty Thịnh Hoàng Gia ở xã Thạch Khôi (TP Hải Dương) sản xuất, kinh doanh rượu từ năm 2015. Trung bình mỗi ngày công ty nấu 4 nồi rượu cho ra khoảng 240 lít rượu thành phẩm. Sản phẩm của công ty chủ yếu là rượu trắng và rượu ngâm nếp cẩm. Anh Hoàng Văn Thịnh, người quản lý công ty này cho rằng: Nghị định 94/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu. Doanh nghiệp của anh đã thực hiện nghiêm túc các quy định này, song thực tế việc quản lý chưa thực sự gắt gao nên vẫn có nhiều loại rượu trôi nổi bán ra thị trường với số lượng lớn và giá chỉ bằng một nửa của những công ty được cấp phép. Do đó nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường. 1 lít rượu thành phẩm công ty anh bán ra có giá 40.000 đồng mới có lãi, nhưng trên thị trường rượu trắng không rõ nguồn gốc chỉ từ 15.000 - 25.000 đồng.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ở đâu , sửa tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung 

HẢi Dương Cần Có Cách Làm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Bài Bản

    
Tại làng nghề nấu rượu truyền thống Phú Lộc, xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng) có trên 400 hộ dân nấu rượu và chỉ có 3 cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện. Những hộ còn lại nấu rượu nhỏ lẻ theo hình thức thủ công. Các hộ này chủ yếu sử dụng gạo để nấu thành rượu bán lẻ, sau đó tận dụng bỗng rượu để chăn nuôi. Khi được hỏi về các điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu, nguồn gốc gạo, men… thì rất ít người biết. Vừa qua, ngày 23.3, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã phát hiện khoảng 1.000 lít rượu và 240 kg bột men tại cơ sở kinh doanh của chị Hoàng Thị Nhung không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thực tế qua kiểm tra của các lực lượng chức năng thì đại đa số các cơ sở sản xuất rượu đều vi phạm các điều kiện như: cơ sở ẩm mốc, không bảo đảm nguyên tắc sản xuất một chiều; việc ủ gạo và men còn trong điều kiện ẩm thấp và thiếu ánh sáng; nơi nấu rượu chật chội; kho gạo, bao bì để lẫn lộn cùng rượu thành phẩm gây nguy cơ cháy nổ cao; người lao động không có giấy khám sức khỏe định kỳ; nơi chế biến còn nằm gần khu vực chăn nuôi… Nguy hiểm hơn có cơ sở còn mua men rượu không có nguồn gốc xuất xứ, thậm chí tự mua thuốc bắc không rõ nguồn gốc về chế biến. Hầu hết các cơ sở đều chứa rượu bằng các phuy nhựa bịt nắp kín, do rượu có chất trung hòa mạnh nên rất dễ bị phai nhựa không tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Tương tự như tại làng nghề Phú Lộc, tình trạng buông lỏng quản lý rượu cũng diễn ra tại xã Nam Hồng (Nam Sách). Từng là địa phương có hàng chục hộ nấu rượu thủ công nhưng nay xã chỉ còn vài hộ nấu. Hộ ông Nguyễn Xuân Xạ ở thôn Thượng Đáp vừa kinh doanh bánh kẹo, vừa nấu mỗi ngày khoảng 20 lít rượu. Trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hằng năm, xã đều kiểm tra việc kinh doanh của gia đình ông nhưng lại không chú ý tới sản phẩm rượu. Vừa qua, đoàn kiểm tra của tỉnh phát hiện cơ sở của ông Xạ không bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy trình nấu, lọc, ủ men đều rất mất vệ sinh.

Mặt khác, hoạt động buôn bán rượu đã bị thả trôi quá lâu. Chỉ có một số cơ sở sản xuất rượu với số lượng lớn được cấp phép, còn lại những hộ cá thể đều hoạt động tự phát chưa được quản lý. Việc phân cấp quản lý giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện chưa thực sự rõ ràng. Hơn nữa, việc quản lý rượu khó hơn một số mặt hàng khác do phải lấy mẫu kiểm định mới phân tích được chất lượng rượu nên các tuyến huyện, xã chưa quan tâm kiểm tra mặt hàng này. Các đoàn kiểm tra mới chỉ tập trung kiểm tra sản phẩm rượu có nguồn gốc được bán ở các cửa hàng, siêu thị và việc đánh giá chủ yếu dựa vào cảm quan. Chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa thống kê và quản lý chặt chẽ các hộ dân nấu rượu. Các cửa hàng kinh doanh nhập rượu từ nhiều nguồn khác nhau, khó kiểm soát được nguồn gốc cụ thể của từng loại rượu.