Năm 2008, anh Nguyễn Văn Thế bắt đầu làm việc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ. Là người phụ trách chuyên môn điện nước của bệnh viện trong gần 10 năm qua, anh đã có nhiều sáng chế hữu ích, vừa giúp bảo vệ môi trường vừa làm lợi cho bệnh viện hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi, bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành hitachi

Hạt Đường Bộ 3 Hiện Đang Quản Lý Tuyến Đường 391 P2

Những năm gần đây, việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế luôn được Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ đặc biệt quan tâm. Nhiều kỹ thuật, phẫu thuật, thủ thuật được triển khai tại bệnh viện khiến lượng bệnh nhân nằm điều trị ngày càng đông, làm phát sinh nhiều rác thải y tế. Để xử lý rác thải y tế theo đúng quy định, tránh lây nhiễm ra môi trường và người bệnh, anh Thế đã tự mày mò sáng chế ra máy ép nhiệt có khả năng loại bỏ toàn bộ nước ra khỏi bông, gạc, bỉm, kể cả bỉm không thấm ngược. Một ngày máy ép từ 1 - 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 2 giờ, chi phí tiền điện chỉ mất hơn 5.000 đồng, loại bỏ được khoảng 70% nước. Trước kia, đốt một chiếc bỉm khoảng 3 kg bằng lò đốt trực tiếp thì cần từ 1 - 1,3 lít dầu, tốn khoảng 13.000 - 15.000 đồng. Nếu thuê công ty chuyên dụng vận chuyển đi xử lý, với giá 18.000 đồng/kg, thì trong một tháng riêng tiền vận chuyển, bệnh viện đã phải trả hơn 30 triệu đồng. Vì vậy, với việc đưa máy ép nhiệt vào sử dụng, mỗi năm đã làm lợi cho bệnh viện trên 100 triệu đồng.

Những rác thải y tế khác được đưa vào lò đốt của Nhật Bản dùng dầu diesel phun đốt, nhưng vẫn còn khói và tốn nhiên liệu. Anh Thế đã nghĩ ra phương pháp dùng ga thay dầu để đốt và thiết kế ống khói cao lên, có hệ thống phun nước làm mát giảm khói ra môi trường. Sau hơn 2 năm triển khai, các sáng chế xử lý rác thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ của anh Thế đã đem lại kết quả tốt, được nhiều bệnh viện tuyến huyện như Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà, Ninh Giang, Cẩm Giàng đặt hàng lắp đặt…

Không dừng lại đó, năm2015, anh Thế còn tự mày mò sáng chế ra máy nghiền các lọ thuốc bằng thủy tinh thành bột để trộn với xi măng làm đường đi trong khuôn viên bệnh viện. Mỗi tháng máy nghiền từ 800 - 1.000 kg thủy tinh, làm lợi cho bệnh viện gần 200 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, anh Thế còn có sáng kiến cải tiến máy giặt bán tự động thành máy tự động, giúp tiết kiệm thời gian, bảo đảm an toàn cho người lao động trong khâu tẩy rửa và giặt đồ ở bệnh viện.

Với vẻ ngoài hiền lành chất phác, tác phong nhanh nhẹn, anh Thế tích cực tham gia các hoạt động của bệnh viện, nhiều năm liền được lãnh đạo bệnh viện, công đoàn ngành y tế tuyên dương, khen thưởng. Đặc biệt, năm 2017, anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.
Cũng như đồng nghiệp ở nhiều nơi, để có hàng cây vững chãi như bây giờ, chị Thau đã phải nhọc nhằn qua bao mùa mưa nắng. Theo lời chị, để có được một cây xanh khỏe khoắn, lớn nhanh thì thời gian đầu phải cực nhọc giống như người mẹ nuôi con mọn. Trước tiên phải chọn giống tốt, thân thẳng, mỡ màng. Sau khi chăng dây thẳng hàng, cứ 1,5 m thì đào 1 hố. Để hố trống từ 3 - 5 ngày cho đất thoát hơi thì cho bùn xuống đáy. Cây con phải tỉa lá, chỉ để lá ở phần gần ngọn, bóc nilon ở bầu rồi mới cho xuống hố rồi vun đất nhỏ. Trồng xong phải lấy tre nứa cắm xuống để buộc dây cố định. Cây mới trồng mỗi ngày phải tưới một lần... Thế nên chị rất xót xa khi cây mới bén rễ, hồi xanh đã bị người dân phá hoại. Hàng cây do chị Thau quản lý hầu hết hai bên là cánh đồng nên bị phá nhiều lần. Người dân phá để làm lối lên xuống ruộng.  Có chỗ  bị nhổ vì sợ lá cây rụng làm chết lúa, hoa màu. Có đoạn, 38 cây bạch đàn qua một gia đình phải trồng đi trồng lại suốt 3 năm. Cứ trồng hôm trước thì hôm sau bị nhổ.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành hitachi

Hạt Đường Bộ 3 Hiện Đang Quản Lý Tuyến Đường 391


Bây giờ, để bớt đi cực nhọc ở khâu rẫy cỏ, nhiều người đã tự bỏ tiền mua máy. Để có một chiếc máy cắt cỏ, chị Thau đã phải trích ra gần 2 tháng lương, chưa kể tiền xăng chạy máy. Chị Thau cười hồn hậu:

- Máy cắt cỏ không nặng nhưng đeo suốt ngày, từ ngày này sang ngày khác, khi hoạt động thì rung lắc mạnh nên mỗi đợt rẫy cỏ xong ai cũng ê ẩm như bị đánh. Chưa kể khi cắt đá sỏi từ trong cỏ bắn lên làm chân tay bầm tím.

Mắt ánh lên niềm vui, chị Thau bảo công việc không đến nỗi nhàm chán như nhiều người nghĩ. Những lúc giải lao, các công nhân lại bấm điện thoại í ới hỏi nhau đã cắt được nhiều chưa, đang làm ở đâu? Vui nhất là khi công nhân được tập trung cùng láng vá nhựa, rào chắn đường... Còn thông thường, việc ai người nấy làm. Công nhân các Hạt Đường bộ làm một mình thành quen, chỉ có cây cỏ, côn trùng làm bạn.

- Có lúc buột miệng nói chuyện... với gốc cây anh ạ. Nhiều lúc chỉ sợ làm một mình nhiều rồi trở thành lẩm cẩm - chị Thau cười vui vẻ.

Lúc tôi tạm biệt để chị Thau tiếp tục công việc của mình thì trời lại đổ thêm cơn mưa chiều. Chị cười bảo cũng sắp nghỉ để về nấu cơm cho cậu con trai duy nhất sắp đi học về. Tôi thầm cảm phục chị, chỉ với hơn 3 triệu đồng tiền lương mỗi tháng lại nuôi con học hành nhưng chị vẫn tâm huyết với nghề. Và có những công nhân như chị Thau thì sẽ có thêm nhiều hơn nữa những con đường màu xanh trên mảnh đất này.
Hạt Đường bộ 3 hiện đang quản lý tuyến đường 391, 392 và một phần đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Vì có những công nhân yêu nghề như thế nên cả 3 tuyến có tổng chiều dài gần 100 km ấy, thì có đến 90% đã được những hàng keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn, xà cừ, phi lao che phủ.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Vụ Tai Nạn Làm 20 M Thành Cầu Rơi Xuống Sông

Công nhân ở các Hạt Đường bộ không chỉ có mỗi công việc trồng và chăm sóc cây xanh, họ còn có nhiệm vụ nặng nề hơn nữa là quản lý, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường và hệ thống cọc tiêu, biển báo. Thành ra họ chẳng mấy khi ngơi nghỉ. Theo lời chị Hồi, cán bộ thống kê, an toàn kỹ thuật cũng ở Hạt Đường bộ 3, với đặc thù nữ nhiều, nam ít nên chị em ở các hạt nhiều lúc phải gánh vác cả công việc nặng nhọc của cánh đàn ông. Khi cần khơi thông rãnh nước ven đường, mấy nữ công nhân dùng xà beng "dô hò" lật tấm bê tông nặng hàng tạ là chuyện thường tình. Nhẹ nhàng hơn thì cũng phải xúc đá, vá đường, bạt lề, vét rãnh, sơn cột tiêu, biển báo. Do thường xuyên làm việc ngoài trời, trên các tuyến đường đang khai thác, sử dụng, nên họ đối mặt với nhiều nguy cơ. Gần đây, chị Bùi Thị Kim Luyên ở Hạt Đường bộ 3 bị ô tô đâm gãy tay phải nghỉ mất 2 tháng trời. Có công nhân mắc bệnh nghề nghiệp do thường xuyên phải tiếp xúc với mạt đá, nhựa đường, bị ảnh hưởng thính giác do tiếng ồn của tiếng máy nổ, còi xe. Thế nhưng, dù vất vả nhưng các con đường, các hàng cây đã gắn bó với công nhân như một phần máu thịt nên có người đã nghỉ hưu vẫn tha thẩn ra đường cho đỡ nhớ. Chuyện của ông Trinh, nguyên công nhân ở Hạt Đường bộ 5 thì ai cũng biết. Ông đã nghỉ hưu trước năm 2015 nhưng bây giờ mỗi ngày vẫn khoác túi ra đường, gặp công nhân nào cũng vẫy lại hỏi han dạo này cây cối ở các tuyến lớn nhanh hay chậm...
Công nhân Hạt Đường bộ có gia đình đề huề còn đỡ, chứ với những người hoàn cảnh éo le thì vất vả gấp bội phần. Hôm chúng tôi về Hạt Đường bộ 2 ở huyện Thanh Hà thì chị Nguyễn Thị Thau đã đi khơi rãnh nước ngoài đường tỉnh 390. Xa xa, bóng chị co ro dưới màn mưa trắng xóa, một mình lầm lũi bạt lề tháo cạn từng vũng nước đọng ven đường. Nghề này phải thế, cứ mưa ướt áo thì phải tháo nước. Nước là kẻ thù đối với đường nhựa. Mưa to gió lớn thì ngoài cuốc xẻng, hành trang của công nhân còn có thêm cuộn dây, con dao khổ lớn để có cây đổ thì chặt, cây ngã thì dựng, bảo đảm cho giao thông thông suốt.

Chị Thau năm nay 37 tuổi, là công nhân bậc 1 và đã làm nghề này được gần 10 năm. Nhà chị ở làng Dương Xuân, xã Quyết Thắng (Thanh Hà) chỉ có một mẹ, một con. Chồng chị mất vì hen phế quản cách đây đã 17 năm, khi đó con trai mới vừa đầy tháng tuổi. Vài năm trước, mẹ con chị được xã đưa vào diện hộ nghèo, được hỗ trợ tiền xây nhà nên cuộc sống đỡ vất vả hơn chút ít. Bao năm qua, vừa nuôi nấng con, vừa chăm sóc, bảo vệ 8 km cây xanh hai bên đường tỉnh 390 từ cầu vượt 789 đến xã Thanh Thủy nhưng chị Thau chưa một ngày nghỉ việc. Hàng bạch đàn chị trồng bén hơi đất tốt nên đã vươn lên cao vút. Từ nút giao lập thể Ba Hàng về trung tâm huyện Thanh Hà, hẳn ai cũng trầm trồ khi được đi bon bon trên tuyến đường dài tăm tắp, hai bên là hàng cây che chắn như những tấm khiên vững chãi. Không chỉ bảo vệ hành lang đường, chống xói lở, cây xanh còn có tác dụng như một mái che để bảo vệ kết cấu mặt đường, giảm áp lực ngoại cảnh cho lái xe, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan và chống đấu nối đường ngang trái phép.
Lúc 1 giờ 45 ngày 30.10, một chiếc xe tải 11 tấn đã đâm đổ lan can cầu Bình rồi lao thẳng xuống sông Kinh Thầy từ khoảng cách 15 m so với mặt nước.
Chiếc xe do anh Trần Văn Giáp, sinh năm 1981, ở thôn An Thường, Nam Chính (Nam Sách) lái. Xe  11 tấn, biển kiểm soát 34C-112.79 đi hướng Chí Linh - Nam Sách đã bất ngờ mất lái, đâm đổ lan can cầu Bình trên quốc lộ 37 đoạn xã Đồng Lạc (Chí Linh) rồi lao thẳng xuống sông Kinh Thầy.
Anh Giáp không bị thương, mở cửa xe bơi được vào bờ.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành hitachi

Ủy Ban MTTQ Tỉnh Đã Triển Khai Xây Dựng Mô Hình Điểm


Vụ tai nạn làm 20 m thành cầu rơi xuống sông. Đến 10 giờ 30 cùng ngày, chiều đường Chí Linh - Nam Sách vẫn bị ùn tắc. Lực lượng cứu hộ khẩn trương trục vớt chiếc xe.Theo đại diện Đội Cảnh sát giao thông Công an thị xã Chí Linh, anh Giáp khai nguyên nhân tai nạn do va chạm với một ô tô đi ngược chiều.
Công nhân Hạt Đường bộ trồng cây xanh bên đường cũng giống như những người mẹ nuôi con. Họ chăm bẵm cây xanh từ tấm bé, cũng lo lắng, nâng niu và bảo vệ từng nhành cây, chiếc lá.
Công nhân Hạt Đường bộ trồng cây xanh bên đường cũng giống như những người mẹ nuôi con. Họ chăm bẵm cây xanh từ tấm bé, cũng lo lắng, nâng niu và bảo vệ từng nhành cây, chiếc lá.
Coi hàng cây như mảnh vườn nhà: Ở Hạt Đường bộ 3 (Công ty CP Cầu đường bộ Hải Dương), chị Nguyễn Thị Thanh Hải được đồng nghiệp gọi là "chuyên gia đối ngoại". Chị làm dân vận tốt nên quen hầu hết nhà dân ven đoạn đường 391 có hàng cây chị quản lý.

- Nếu người dân ủng hộ thì công nhân bớt phần vất vả. Họ ủng hộ bằng cách không xâm phạm hành lang và giúp mình bảo vệ cây xanh.

Chị Hải bắt đầu câu chuyện với tôi như thế. Chị sinh năm 1974, quê ở xã Quang Khải (Tứ Kỳ), hiện là công nhân bậc 3. Hằng ngày, cứ tinh mơ là chị Hải dắt xe ra khỏi nhà cho đến tối mịt mới về. Hãn hữu lắm mới có hôm chị tạt về nhà lúc buổi trưa để sắp cho chồng con một bữa cơm. Quãng đường từ nhà đến cơ quan chỉ chừng 4 km, nhưng những ngày này nước lớn, đò Đồn ngừng hoạt động nên chị phải đi vòng quãng đường dài gấp đôi. Mười năm trước, chị Hải bắt đầu làm công nhân đường bộ3. Cũng ngần ấy năm, thời gian chị gắn với các tuyến đường, đi kiểm tra dọc những hàng cây còn nhiều hơn ở nhà. Gần 2.000 cây bạch đàn do chị trồng dạo trước giờ đã xanh thẫm một màu. Nhiều đoạn cây sum suê khép tán. Để có những hàng cây như thế, chị kể đã không biết bao lần phải trồng dặm bổ sung. Cây tự chết thì ít, còn chết do người dân phun thuốc trừ cỏ, đốt rơm, đốt rạ thì nhiều. Đã có lần, anh em công nhân phải hò nhau đi chữa cháy. Lá bạch đàn có tinh dầu nên cháy lên tận ngọn. Dập lửa xong, mắt ai cũng cay xè vì khói, vì tiếc hàng cây.

Cây chết do nhiều lý do, nhưng chết vì người dân phá hoại là điều khiến công nhân trăn trở nhất. Nhiều người băn khoăn: "Cây thì công nhân trồng, bỏ công chăm sóc, còn bóng mát, cảnh quan môi trường thì người dân hưởng lợi, nhưng ở nhiều nơi cây xanh vẫn bị phá không thương tiếc". Đầu năm ngoái, ở lý trình 21+500 đường tỉnh 392 qua xã Đức Xương (Gia Lộc), hễ trồng hôm trước thì hôm sau bạch đàn bị nhổ vứt xuống mương nước cạnh đường. Công nhân thì không thể trông nom cả ngày đêm nên sáng hôm sau đến chỉ biết vớt lên trồng lại. Mấy lần như thế, có đến 280 cây bị nhổ...

Với công nhân Hạt Đường bộ, những hàng cây đều được họ coi như mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Không chỉ rẫy cỏ, tỉa cành, công nhân còn sắm vai "kỹ sư lâm nghiệp" khi họ tự truyền cho nhau thuộc lòng đặc tính, bệnh lý của từng giống cây, loại bệnh. Cây cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng, lá gỉ sắt, thân nấm mốc... thì phải biết ngay cần bón phân nào, phun loại thuốc gì. Có những công nhân nữ vốn dĩ thấy sâu bọ là co rúm người vào, nhưng lúc cây bị sâu phá hoại thì chẳng ngại ngần gì.
Ủy ban MTTQ tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tại các thôn Vang Phan, xã Tuấn Hưng (Kim Thành) và An Nghiệp, xã Tứ Cường (Thanh Miện).
 Đồng thời chỉ đạo MTTQ các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn 1 thôn, khu dân cư để xây dựng mô hình điểm này.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc Chủ Trì Hội Nghị Trực Tuyến

Tại mỗi mô hình thành lập một nhóm nòng cốt gồm 8 thành viên, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt quy định, nội quy, quy ước về bảo vệ môi trường; trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường; thu gom, vận chuyển rác thải đúng nơi quy định; sử dụng các loại hóa chất trong sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt bảo đảm an toàn, không dùng phụ gia trong chế biến thực phẩm; xây dựng năng lực tự ứng phó, giúp nhau ứng phó ngay từ cộng đồng khi có thiên tai xảy ra để hạn chế thiệt hại...

Mô hình điểm này sẽ được thực hiện lồng ghép với mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường". Năm 2018, Ủy ban MTTQ tỉnh và MTTQ các địa phương sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm mô hình này.
Do mực nước sông dâng cao nên trên địa bàn huyện Ninh Giang đã xuất hiện 2 sự cố sạt trượt kè.
Cụ thể, tại khu vực kè Hào Khê ở xã Hưng Long có 2 đoạn bị sạt trượt, chiều dài cung sạt là 15,5m, lấn sâu vào bờ 2,5m. Đoạn cuối kè ở xã Hiệp Lực bị sạt trượt dài 11m, lấn sâu vào bờ từ 1,6-2m.
UBND huyện Ninh Giang đã yêu cầu UBND các xã Hưng Long và Hiệp Lực cử người theo dõi sát diễn biến sạt trượt.

* Trưa 16.10, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tứ Kỳ cho biết Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện đã xử lý thành công 4 lỗ rò (đường kính 10 - 15cm) tại thân đê sông Đĩnh Đào (thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải) đoạn qua cống Mép, xã Văn Tố bằng phương pháp “tầng lọc ngược”. Cụ thể, lực lượng chuyên môn đã sử dụng khoanh cống lù đường kính 1m đặt vào miệng lỗ rò (phía trong đồng), sau đó đổ đá, cát lên trên.
Trước đó, ngày 13.10, trong quá trình kiểm tra hệ thống đê, kè thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, lực lượng chuyên môn của huyện và xã Văn Tố đã phát hiện 4 lỗ rò nêu trên.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tứ Kỳ đã cử lực lượng canh gác, theo dõi đoạn bờ kênh Bắc Hưng Hải dài khoảng 50 m, thuộc địa phận xã Tiên Động bị thẩm lậu; chuẩn bị đầy đủ vật tư để xử lý khi cần.

* Xử lý thành công các vết rò, thẩm lậu thân đê
Theo Hạt Quản lý đê Thanh Hà, đến ngày 16.10, sự cố thẩm lậu đê tả sông Thái Bình thuộc thôn Thuần Mỹ, xã Vĩnh Lập đã được xử lý xong. Ngay khi phát hiện sự cố, hạt phối hợp với UBND xã tổ chức đánh rãnh tập trung nước, dẫn nước ra ngoài để ổn định cơ đê. Hiện tại, khu vực đê xuất hiện thẩm lậu đã được phát quang cây dại, cử người thường xuyên theo dõi để xử lý kịp thời khi có diễn biến xấu.
Trước đó, ngày 13.10 do ảnh hưởng của mưa lớn và nước sông lên cao, đoạn đê tả sông Thái Bình từ k60+365-k60+665 bị thẩm lậu. Nguyên nhân được xác định do thân đê mảnh, nền đất yếu.
Chiều 16.10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội (2002-2017).
Hải Dương được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Đồng chí Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì tại điểm cầu Hải Dương. Cùng dự có đồng chí Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Ban đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) các địa phương của tỉnh.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachitrung tam bao hanh tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Hội Nghị Lần Thứ 6 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khóa XII


Qua 15 năm, Ngân hàng CSXH đang triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách. Đến ngày 30.9.2017, tổng dư nợ các chương trình tín dụng CSXH đạt hơn 169.000 tỷ đồng, tăng gấp 24 lần so với thời điểm mới thành lập. Trong 15 năm, vốn tín dụng chính sách đã giúp 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho hơn 3,4 triệu lao động; hơn 3,5 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng… Vốn chính sách đã giúp người nghèo và hộ chính sách có cơ hội thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương...

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thời gian tới, các cán bộ làm tín dụng chính sách tiếp tục phải gần dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn chính sách của người dân. Ngân hàng CSXH không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn vốn CSXH. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH. Đồng thời rà soát, điều chỉnh để mức cho vay phù hợp trong điều kiện mới. Tín dụng chính sách cần quan tâm hỗ trợ người dân vay vốn để khởi nghiệp, mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế ở nông thôn. Thủ tướng lưu ý các địa phương cần công khai, minh bạch thông tin về các chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến nguồn vốn CSXH để nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Hải Dương là một trong 20 tập thể tiêu biểu của cả nước có thành tích xuất sắc trong thực hiện tín dụng chính sách, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Cách đây không lâu, UBND TP Hải Dương cho triển khai thực hiện dự án nạo vét, mở rộng kênh T2 và xây dựng trạm bơm Bình Lâu.
Đơn vị chức năng đã thi công kè bê tông được khoảng 30 m chiều dài khu vực gần đường Trường Chinh. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đã hơn 2 tháng nay các đơn vị dừng thi công để lại các đống cát, đá nằm ngổn ngang trên đường khiến giao thông bị cản trở.

Trước đó, để phục vụ thi công, các đơn vị đã cho cắt mặt đường hẹp lại (hiện chỉ còn rộng hơn 1 m) nhưng khi dừng dự án đơn vị thi công chỉ làm hàng rào sơ sài bằng dây nilon ngăn cách mặt đường với bờ kênh (ảnh). Khi trời tối đi xe qua đây rất nguy hiểm bởi một bên phải tránh những đống cát đá, một bên là bờ kênh được đào khá sâu.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII sẽ tạo ra những đổi mới cơ bản để đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển kinh tế - xã hội.
Quyết định đúng đắn: Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng là quyết định hợp lòng dân. Nó không những thể hiện sự nghiêm minh của Đảng trong thời gian gần đây mà còn là bài học để những người lãnh đạo đang đương nhiệm nâng cao trách nhiệm của bản thân, thực hiện đúng các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, quyết định đúng đắn, kịp thời trên có tác dụng lớn lao đem lại lòng tin cho nhân dân.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nội bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Mức Đền Bù Cho Gia Đình Ông Phái Chưa Tương Đương Với Thiệt Hại


Tại hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa qua, Đảng ta đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng, chống thoái hóa và biến chất trong đảng viên. Mong rằng trên tinh thần mới, việc xử lý tình trạng tham nhũng, thoái hóa, bè phái, lợi ích nhóm, cán bộ lãnh đạo cấp cao sai phạm sẽ kiên quyết, triệt để hơn nữa, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân. Để làm được điều đó, theo tôi, Đảng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát. Đặc biệt, hơn lúc nào hết, Đảng cần gần dân, lắng nghe dân. Khi dân phát hiện, cung cấp thông tin thì cơ quan kiểm tra, điều tra phải làm cho đến nơi, đến chốn.

NGUYỄN VĂN LOAN, Trưởng khu dân cư Kỳ Đặc, phường Văn An (Chí Linh)
Thực hiện mạnh mẽ việc tinh gọn bộ máy
Tôi và nhiều đảng viên trong khu dân cư rất tâm đắc với yêu cầu đặt ra về đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Ở tỉnh ta, việc tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở đã được cụ thể hóa bằng Đề án số 01 của Tỉnh ủy về "Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2016-2020". Việc triển khai đề án tuy có gặp một số khó khăn song đã có nhiều địa phương triển khai tốt, cho kết quả rõ ràng. Ở nhiều thôn, khu dân cư, bộ máy cán bộ hoạt động chuyên trách, bán chuyên trách đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Tỉnh ta cũng đang thực hiện việc sáp nhập, tinh gọn một số đơn vị sự nghiệp công lập nhằm thu gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động.
Là đảng viên, tôi tin tưởng từ tinh thần quyết tâm của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần này sẽ tạo ra những đổi mới cơ bản để đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển kinh tế - xã hội.

HOÀNG VĂN TRIỂN, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu dân cư số 3, phường Nhị Châu (TP Hải Dương)
Cần giải thích rõ ràng khi áp dụng chính sách dân số linh hoạt
Cùng với nội dung về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân số trong tình hình mới cũng là một nội dung lớn được xem xét và cho ý kiến tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII). Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng đối với công tác dân số.
Tôi rất đồng tình với những đánh giá về kết quả, thành tựu đã đạt được khi chúng ta kiên trì thực hiện chính sách dân số-KHHGĐ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII).
Không chỉ nêu thành tựu đã đạt được, hội nghị lần này cũng đã thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém, những vấn đề mới phát sinh cần có định hướng xử lý kịp thời như: Mức sinh giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng...

Tôi rất ủng hộ việc áp dụng chính sách linh hoạt đối với từng địa phương, vùng miền như tập trung ưu tiên vận động sinh ít con ở vùng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Nhưng tôi nghĩ để chính sách linh hoạt này phát huy hiệu quả ở từng địa phương, vùng miền thì phải giải thích cặn kẽ, rõ ràng, có sức thuyết phục đối với người dân, tránh tình trạng người dân hiểu lầm hoặc có tư tưởng, tâm lý là không còn hạn chế số lần sinh con. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy như gia tăng tình trạng sinh con thứ ba trở lên, mất cân bằng giới tính khi sinh…
Mức đền bù cho gia đình ông Phái chưa tương đương với thiệt hại. Đề nghị Công ty CP BOT 38 yêu cầu giám định lại để xác định thiệt hại và xem xét mức đền bù hợp lý. Báo Hải Dương nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Phái ở thôn Đồng Quan, xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) phản ánh: Công ty CP BOT 38 (chủ đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ38) khi thi công đường đã làm hư hại ngôi nhà của gia đình ông nhưng chỉ bồi thường 5.139.000 đồng.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu ,  bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung     

Thường Trực Tỉnh Ủy Đi Kiểm Tra Tình Hình Thực Hiện Một Số Dự Án

Ngôi nhà 2 tầng được gia đình ông Phái xây dựng năm 2003, tổng diện tích sử dụng 80 m2 gần quốc lộ 38. Đây là nhà kiên cố, nền lát gạch hoa, tường dày 20 cm. Trước khi thi công đường, các đơn vị liên quan đã kiểm tra, xác nhận hiện trạng ngôi nhà không bị lún, nứt. Trong quá trình thi công từ khoảng năm 2014 đến khi tuyến đường hoàn thành, ngôi nhà xuất hiện nhiều vết nứt.

Qua quan sát của chúng tôi, ngôi nhà của ông Phái có một số hư hỏng, tập trung chủ yếu ở cầu thang và tầng 2. Cụ thể, nền gạch hoa tầng 2 bị xô lệch, một số gạch bị vỡ. Nhà có các vết nứt kéo dài ở một số góc phòng... Vết nứt vẫn có thể nhìn thấy mặc dù gia đình ông Phái đã khắc phục bằng cách bít lại và phủ xi măng pha nước. Theo ông Phái, những hư hỏng trên sẽ làm giảm thời gian sử dụng ngôi nhà, gây nguy hiểm cho gia đình... Vì vậy, số tiền 5.139.000 đồng Công ty CP BOT38 đền bù là không thỏa đáng. "Khi giải phóng mặt bằng xây dựng đường, gia đình tôi chấp hành các quy định. Khi nhà bị hư hỏng, gia đình cũng không đòi hỏi vô lý. Gia đình đề nghị chủ đầu tư giám định lại thiệt hại và đền bù số tiền là 25 triệu đồng để thuê thợ gia cố, mua vật liệu sửa chữa lại ngôi nhà", ông Phái cho biết.

Theo ông Vũ Tuấn Anh, cán bộ Công ty CP BOT 38 (trụ sở tại km10+900, thôn Chi Hồ, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, Bắc Ninh), trước khi thi công đường, công ty đã mua bảo hiểm của Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH). Sau khi một số ngôi nhà bị lún, nứt, người dân có ý kiến thì BSH đã thuê đơn vị giám định về kiểm tra, tính toán thiệt hại. Qua đó, gia đình ông Phái được bồi thường 5.139.000 đồng. Ông Vũ Tuấn Anh khẳng định: "Công ty CP BOT 38 không thể can thiệp vào kết quả giám định, công tác giám định hoàn toàn độc lập". Cũng theo ông Vũ Tuấn Anh, xã Cẩm Hưng có 76 ngôi nhà được giám định và ngoài gia đình ông Phái thì tất cả đã nhận tiền.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Su, cán bộ địa chính - giao thông - thủy lợi xã Cẩm Hưng thì toàn xã còn 4 gia đình thắc mắc về mức đền bù. Trong đó, 2 gia đình đã nhận tiền nhưng vẫn có đơn kiến nghị xem xét lại vì cho rằng đền bù thấp. Gia đình ông Phái và 1 hộ nữa chưa nhận tiền. Ông Phái cũng 2 lần gửi đơn đến UBND xã thắc mắc về mức đền bù thấp và xã đã chuyển đơn đến Công ty CP BOT 38, nhưng hiện chưa được trả lời.

Cũng theo ông Sửu, không chỉ vướng mắc về mức đền bù do lún, nứt nhà, trong quá trình xây dựng đường, 1 đơn vị thi công tập kết vật liệu tại gia đình ông Vũ Văn Thái (thôn Đồng Quan) làm hư hỏng sân nhưng chưa đền bù thiệt hại. Một đơn vị khác thuê lao động địa phương nhưng chưa thanh toán 15,6 triệu đồng tiền công. Các đơn vị này hiện đã rút khỏi địa phương.
Ngày 25.6.2017, trong khi bảo vệ thi công quốc lộ 38 tại xã, ông Nguyễn Hữu Chí, Phó Tổng giám đốc Công ty CP BOT 38 cho biết sẽ liên hệ với các đơn vị còn nợ tiền để yêu cầu thanh toán với người dân, nhưng đến nay chưa có thông tin phản hồi.
Mức đền bù cho gia đình ông Phái chưa tương đương với thiệt hại. Đề nghị Công ty CP BOT 38 yêu cầu giám định lại để xác định thiệt hại và xem xét mức đền bù hợp lý. Đồng thời, công ty cần yêu cầu các đội thi công giải quyết dứt điểm những tồn đọng phát sinh trong quá trình thi công tuyến đường qua xã Cẩm Hưng.
Chiều 17.10, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đi kiểm tra tình hình thực hiện một số dự án giao thông, đô thị trên địa bàn TP Hải Dương và các huyện Ninh Giang, Gia Lộc.
Chiều 17.10, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện một số dự án giao thông, đô thị trên địa bàn TP Hải Dương và các huyện Ninh Giang, Gia Lộc. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện một số sở, ngành liên quan.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành tủ lạnh samsung

Người Nhật Đã Vào Bán Xăng Đừng Cạnh Tranh Bằng Khẩu Hiệu


Kiểm tra thực tế tại điểm cầu Cửu An, đoạn xã Tân Phong (Ninh Giang) thuộc dự án đường trục bắc-nam, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Sở Giao thông vận tải đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng; tập trung nhân lực và phương tiện bảo đảm tiến độ thi công dự án. Sở Giao thông vận tải có thể nghiên cứu lập nhiều phương án để thực hiện dự án, không nhất thiết phải theo hình thức BT. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển yêu cầu ngay tháng 11, các đơn vị phải dồn lực để thi công, nhất là công trình cầu Cửu An. Huyện Gia Lộc cần lập phương án giải phóng mặt bằng để khi thi công tuyến đường qua địa bàn không gặp vướng mắc. Đối với dự án đường trục bắc-nam, các đồng chí lãnh đạo tỉnh khẳng định các nhà thầu năng lực yếu sẽ không được tiếp tục thực hiện dự án.
Đối với dự án đường 62 m kéo dài đoạn từ cầu Lộ Cương đến km 3+020, nhánh đi đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển yêu cầu huyện Gia Lộc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động phương tiện thi công bảo đảm đúng tiến độ. Ngay trong tháng 11, Sở Giao thông vận tải phải báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về tiến độ thực hiện dự án.

Về dự án khu đô thị ven sông Thái Bình Ecorivers (TP Hải Dương), các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy biểu dương TP Hải Dương đã tích cực triển khai thực hiện dự án. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhanh các thủ tục liên quan đến dự án. Riêng dự án Trung tâm Văn hóa xứ Đông, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu ngoài việc thực hiện nhanh còn phải nghiên cứu chi tiết để lập thiết kế kỹ thuật, tính toán chi phí dự án phù hợp và bảo đảm yêu cầu.

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, dự án đường trục bắc-nam dài 60 km gồm 3 đoạn tuyến. Đơn vị thi công đã làm phần nền đường, các cống tạm và hệ thống mương phục vụ tưới tiêu. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên đã tạm dừng thi công từ tháng 8.2014. Phần trụ T1,T2,T5,T6 của cầu Cửu An đã thi công xong. Riêng trụ T3 đã xong trụ cầu trái, xong móng cọc khoan nhồi...
Dự án đường 62 m kéo dài, đoạn nhánh đi thị trấn Gia Lộc đang chuẩn bị thi công phần mặt đường, dự kiến hoàn thành trong tháng 10.
Dự án Trung tâm Văn hóa xứ Đông đang khảo sát địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình UBND tỉnh trong tháng 12.
Mấy ngày qua, trên các trang mạng xã hội tràn ngập những chia sẻ liên quan đến việc người Nhật đã tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam.
Nào là: "Người Nhật đã vào bán xăng, đừng cạnh tranh bằng khẩu hiệu!", "Người Nhật bán xăng, người Việt học được gì?"... Ði kèm là hình ảnh ông chủ cây xăng người Nhật cầm ô đứng dưới mưa cúi gập mình chào khách. Và không chỉ có ông chủ, mà cả các nhân viên cây xăng cũng làm như vậy mỗi khi giao tiếp với khách hàng. Có người chia sẻ những thông tin, hình ảnh này chỉ với một bình luận: "Mình là mình thích rồi đấy". Nhưng cũng có người "nhiều lời" hơn khi kèm theo những nhận định phân tích sự đối nghịch trong cách bán hàng của người Việt...

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội ,  sua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung

Tiết Kiệm Chi Phí Thời Gian Cho Doanh Nghiệp

Công bằng mà nói thì không phải người Việt nào bán hàng cũng tệ cả. Khi bước vào nền kinh tế thị trường thì khẩu hiệu "khách hàng là thượng đế" đã được nhiều người kinh doanh thuộc nằm lòng. Và thực tế, rất nhiều hãng kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong nước đã thay đổi, hình thành phong cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn, chú trọng xây dựng văn hóa kinh doanh...

Nhưng đúng là mới có một bộ phận người kinh doanh làm được như vậy. Còn một bộ phận không nhỏ người kinh doanh, cung cấp dịch vụ vẫn thiếu văn hóa trong giao tiếp với khách hàng, chưa tôn trọng khách hàng. Nhìn từ thực tế các trạm bán xăng dầu của ta mà ra, lâu nay nhiều người bán xăng vẫn như những "người máy". Họ thường rất kiệm lời. Nhiều lần tôi đi mua xăng, người bán chả nói chả rằng mà chỉ hất hàm hay khoát tay ra hiệu. Không chỉ mình tôi gặp chuyện này mà nhiều "thượng đế" khác cũng chung tình cảnh tương tự. Có nghĩa là sự thiếu tôn trọng khách hàng, lạnh lùng trong giao tiếp của các nhân viên cây xăng như một sự mặc nhiên khó thay đổi.

Nhìn rộng ra, từ những shop hàng hiệu tới chợ bình dân, chuyện "thượng đế" không được tôn trọng không phải là hiếm. Nhiều khách hàng đã kể những câu chuyện buồn lòng như khi bước vào một shop hàng hiệu, họ đã gặp ngay thái độ khó chịu của người bán. Và khi họ hỏi giá hoặc muốn thử sản phẩm liền gặp ngay câu hỏi kiểu: "Có đủ tiền mua không đấy?", "Hàng đắt lắm đấy nhé"... Nguyên nhân chỉ vì khách hàng đó có diện mạo quê quê hoặc quần áo đang mặc trông xoàng xĩnh. Rất nhiều người sợ đi mua hàng vào buổi sáng hoặc trong ngày đầu tháng âm lịch. Bởi nhiều người bán hàng thường rất xem trọng vị khách đầu tiên "mở hàng" trong ngày, trong tháng, coi đó là người đem lại vận may hoặc ngược lại. Vì vậy, vị khách "mở hàng" thường là những người đã hỏi phải mua, đã mua thì miễn mặc cả. Ai không may mở lời kì kèo bớt một thêm hai hoặc lỡ thử rồi mà không mua chắc chắn sẽ nhận ngay "ánh mắt hình viên đạn" của chủ hàng. Và ngay khi khách vừa bước chân ra khỏi cửa hàng, thậm chí có người còn chưa kịp ra khỏi đã bị đốt vía, xua như xua tà và nghe những lời chả thể lọt lỗ tai.

Chắc chắn ông chủ cây xăng người Nhật kia sẽ chẳng thể đứng gập người chào khách mãi được. Nhưng có một điều có thể khẳng định ngay là ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Với những khách hàng đã một lần được thụ hưởng dịch vụ ân cần, lịch thiệp mà cái giá họ phải trả vẫn thế, thậm chí còn rẻ hơn thì khi quay lại với những cây xăng của người Việt, họ làm sao có thể không so sánh, làm sao có thể thấy thoải mái. Và đương nhiên là, nếu có cơ hội lựa chọn, họ sẽ chọn chỗ có thái độ phục vụ tốt hơn.

Hiện người Nhật mới chỉ mở thí điểm cây xăng ở Hà Nội chứ họ mà mở ở Hải Dương thì tin chắc rằng đây sẽ là sự lựa chọn của nhiều khách hàng. Bởi cùng bỏ ra một số tiền, một bên được làm "thượng đế", một bên không được tôn trọng, phục vụ không chu đáo thì chả ai dại gì mà không làm “thượng đế”. Thông điệp từ câu chuyện này đối với những người kinh doanh, buôn bán ở ta là: Hãy học cách tôn trọng khách hàng của người Nhật
Tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, khách hàng, quản lý và tra cứu hóa đơn dễ dàng hơn... là những lợi ích trong sử dụng hóa đơn điện tử...
Sử dụng hóa đơn điện tử  (HĐĐT) mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, cơ quan quản lý và khách hàng. Vì thế, sau 3 năm triển khai thí điểm, Bộ Tài chính đã đề xuất sẽ áp dụng đại trà HĐĐT vào năm 2018.

Xem thêm: hãng bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành hitachi

Du Khách Về Trẩy Hội Mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc P2


Lợi ích nhân đôi: Để tiến tới sử dụng đại trà HĐĐT, Tổng cục Thuế đề xuất từ đầu năm 2018, doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên phải sử dụng loại hóa đơn này. Tại Hải Dương, tuy chưa bắt buộc nhưng nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đã áp dụng rộng rãi HĐĐT và đem lại nhiều lợi ích.
Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở tỉnh sử dụng HĐĐT. Sau gần 3 năm thực hiện, HĐĐT không chỉ giúp công ty thuận tiện hơn trong quản lý hoạt động kinh doanh mà các giao dịch trở nên nhanh chóng, minh bạch và tiết kiệm chi phí. Trong đó, chi phí đi lại, nhân công giảm đáng kể. Trước kia, trong nhóm nhân viên kinh doanh có đến 80% số người làm nhiệm vụ đi thu cước phí hằng tháng, còn lại 20% là chăm sóc khách hàng và mở rộng thị trường. Nay áp dụng HĐĐT, các giao dịch thực hiện trên mạng internet nên công ty chuyển toàn bộ nhân viên thu cước sang làm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng và mở rộng thị trường. So với in hóa đơn giấy, sử dụng HĐĐT giúp công ty tiết kiệm được hơn 360triệu đồng mỗi năm. Tất cả các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều được tích hợp, cập nhật và công khai trên phần mềm quản lý HĐĐT nên việc tra cứu, quản lý cũng như bảo quản hóa đơn dễ dàng hơn. Phần mềm hóa đơn của công ty được kết nối với cơ quan thuế, do đó việc thực hiện các chính sách thuế trở nên minh bạch, nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với sử dụng hóa đơn giấy.

Về phía khách hàng theo dõi tiền điện sử dụng hằng tháng qua HĐĐT cũng dễ dàng. Vì tất cả hóa đơn đều được lưu trữ trên mạng nên chỉ cần truy cập theo mã khách hàng là có thể kiểm soát tiền điện sử dụng hằng tháng của gia đình mình. Hơn nữa, khi sử dụng HĐĐT, công ty có thể liên kết với các ngân hàng để thu hộ cước phí cho khách hàng. Khách hàng không phải đến các điểm đóng tiền điện hằng tháng nữa.

Mới áp dụng HĐĐT được hơn 1 tháng nay nhưng ông Nguyễn Tử Tri, kế toán trưởng Công ty CP Vitraco có trụ sở tại 288 phố Thái Học, phường Sao Đỏ (Chí Linh) khẳng định HĐĐT là giải pháp giúp minh bạch quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nếu trước kia, sử dụng hóa đơn giấy doanh nghiệp sợ nhất là để thất lạc thì nay tất cả hóa đơn đều được lưu trữ trên phần mềm nên quản lý, tra cứu rất dễ dàng.

Các doanh nghiệp sử dụng HĐĐT là cách hỗ trợ đắc lực cho việc xác minh nhiều loại thuế, từ đó ngành thuế truy thu và kiểm soát được nhiều khoản thuế. Ngoài ra, sử dụng loại hóa đơn này còn tránh được tình trạng giả mạo hóa đơn. Ngành thuế đang cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, từng bước điện tử hóa nhiều khâu từ kê khai, nộp thuế đến hoàn thuế. Vì thế, việc sử dụng HĐĐT cũng nằm trong lộ trình phải thực hiện đồng bộ.

Cần nhân rộng

Ông Phạm Nguyễn Ban, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương cho rằng những doanh nghiệp đã áp dụng HĐĐT không muốn quay lại sử dụng hóa đơn giấy. Vì thế, để việc quản lý, sử dụng HĐĐT trở nên thông dụng hơn cần sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và đơn vị trung gian cung cấp các phần mềm dịch vụ HĐĐT.

Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều đơn vị tham gia cung cấp các phần mềm HĐĐT, trong đó riêng Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) đã triển khai dịch vụ loại hóa đơn này cho 70 đơn vị. Ngày càng có nhiều đơn vị tham gia cung cấp, quảng bá các giải pháp phần mềm HĐĐT cũng là cách để loại hóa đơn trên được phổ biến rộng rãi hơn. Các doanh nghiệp có thêm cơ hội được lựa chọn các đối tác khi sử dụng HĐĐT.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Trưởng Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh), dù chưa chính thức bắt buộc nhưng với những lợi ích kép mà HĐĐT đem lại thì việc sử dụng loại hóa đơn này sẽ là xu hướng tất yếu. Thời gian tới, Cục Thuế tỉnh sẽ có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng HĐĐT, đẩy mạnh tuyên truyền để các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và mỗi người dân hiểu, cùng phối hợp thực hiện. Đồng thời, ngành thuế sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị cung cấp các giải pháp phần mềm để quá trình triển khai sử dụng HĐĐT được thông suốt.
Tháng 3.1288, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, Hưng Đạo Vương tổ chức cuộc phản công chiến lược đánh đuổi quân giặc từ kinh đô Thăng Long dồn về Vạn Kiếp. Tại bến sông lịch sử này, Hưng Đạo Đại vương chỉ huy quân dân Đại Việt khóa chặt đường rút của quân Nguyên Mông về phía Lạng Sơn, ép chúng phải rút chạy theo đường ra Biển Đông, để tổ chức trận đánh quyết chiến chiến lược tại Bạch Đằng. 3 tháng sau, vào tháng 6.1288, Hưng Đạo Vương tổ chức trận Bạch Đằng tiêu diệt 30 vạn quân Nguyên Mông, đập tan ý đồ xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba.

Xem thêm:  dia chi bao hanh tu lanh hitachi sua tu lanh hitachi ,bảo hành hitachi

Du Khách Về Trẩy Hội Mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc


Sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông đem lại thái bình cho đất nước, Hưng Đạo Vương về nghỉ tại thái ấp của ông ở Vạn Kiếp.Một hôm, ông cùng gia nhân dựng thuyền nhỏ đi dạo cảnh trên dòng sông Lục Đầu. Khi thuyền quay về gần núi Dược Sơn, Hưng Đạo Vương cho dừng thuyền lại, đứng trên mũi thuyền, người rút thanh kiếm của mình ra khỏi bao và nói: “Thanh gươm này đã gắn bó với ta gần cả cuộc đời. Trong suốt cuộc chinh chiến nó đã dính bao máu giặc Thát, nó đã từng được bôi phân gà với vôi tôi và bồ hóng để chém đầu tên giặc Phạm Nhan dơ bẩn. Nay ta muốn nhờ dòng nước sông Lục Đầu để gột rửa sạch những vết nhơ trên nó”. Nói rồi, người ném thanh gươm xuống dòng sông.

Tương truyền, tại khúc sông Lục Đầu, Trần Hưng Đạo thả kiếm sau này đã hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình thanh kiếm, dân gian gọi đó là Cồn Kiếm. Bãi bồi ngày nay vẫn còn trên dòng sông Lục Đầu trước cửa đền Kiếp Bạc.

Huyền thoại “bãi kiếm thần” của Trần Hưng Đạo muốn nhờ sóng nước Lục Đầu hay siêu thực hơn là lấy cái đức sáng của Thiên, Minh, Nhật, Nguyệt gột rửa chiến tranh để giữ vững thái bình: Triết lý tư duy chiến tranh - hoà bình. Đó là một cổ mẫu từ thời huyền thoại - huyền tích với biểu tượng Lửa - Nước (kim: thanh kiếm; thuỷ: giặc nước) nhằm cầu tạnh, chống lũ lụt hay cầu mưa của cư dân nông nghiệp cổ.

Lung linh sắc màu: Hằng năm, lễ hội đền Kiếp Bạc đều tổ chức lễ cầu an, hội hoa đăng. Ý nghĩa của nghi lễ này là nhằm tưởng niệm, tri ân, cầu siêu cho các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc ở các thời kỳ. Đặc biệt cầu siêu cho vong hồn tướng sĩ nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông và vong hồn kẻ bại trận trên sông Lục Đầu. Qua đó, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, nhà nhà ấm no, gia đình hạnh phúc...

Lễ cầu an trên sông Lục Đầu là một nghi lễ linh thiêng, mang ý nghĩa lịch sử văn hóa và nhân văn sâu sắc và tồn tại mãi với Lễ hội đền Kiếp Bạc hằng trăm năm qua. Bởi vậy, dù nghi lễ diễn ra vào buổi tối nhưng luôn có cả trăm người dân và du khách thập phương tham dự.

Nghi lễ diễn ra trang nghiêm với lung linh sắc màu. Lúc 19 giờ, các nhà sư, pháp sư, đại biểu, nhân dân làm lễ dâng hương, rước lễ từ trong đền Kiếp Bạc ra đàn tháp được dựng sẵn ngoài bờ sông. Đi đầu là đội múa rồng, lễ phẩm, đội nhạc lễ, tiếp đó là đoàn đại biểu, các nhà sư, pháp sư cùng nhân dân, du khách thập phương.

Đàn tháp cao 9 tầng lộng lẫy, tượng trưng cho trục nối, giao thoa trời - đất, âm – dương được dựng trên đê thẳng với cổng đền Kiếp Bạc. 9 tầng hoa văn cả Phật - Đạo - Nho đan xen tạo nên một bức tranh đa sắc màu lộng lẫy biểu hiện của sự hòa hợp tam giáo. Dưới sông từng đoàn thuyền chở đầy ắp hoa đăng, lung linh bừng sáng cả góc trời Vạn Kiếp. Các nhà sư, pháp sư thực hiện nghi lễ cầu an gồm 3 phần là khóa lễ, chính kinh và hồi hướng.
21 giờ 30, lễ thả hoa đăng bắt đầu. Hàng ngàn bông hoa đăng được người dân truyền tay nhau thả xuôi theo dòng nước sông Lục Đầu. Những cánh hoa rực rỡ chở tình cảm tri ân của thế hệ hôm nay gửi gắm về cõi xa xăm. Tất cả tràn ngập trong không khí thiêng liêng, huyền ảo. Một cảm giác nhẹ nhàng phấn chấn và siêu thoát, đọng lại trong lòng mỗi người sự biết ơn, niềm kiêu hãnh, tự hào.
Cứ vào tối 18.8 âm lịch hằng năm, đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương lại về di tích Kiếp Bạc để tham dự lễ đàn cầu an, hội hoa đăng.
Du khách về trẩy hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc có dịp tham dự lễ cầu an, hội hoa đăng tỏ ra vô cùng thích thú bởi được thưởng lãm một nghi lễ thiêng liêng với đủ sắc màu trên đê và dưới sông Lục Đầu. Nhưng không ít người lần đầu về tham dự lễ hội đã thắc mắc rằng lễ cầu an, hội hoa đăng ở đền Kiếp Bạc có từ bao giờ? Ý nghĩa của nghi lễ này là gì?

Xem thêm: trạm bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tam bao hanh tu lanh hitachi  trung tâm bảo hành hitachi

Những Đổi Mới Trong Phương Pháp Giảng Dạy

Huyền thoại “Bãi kiếm thần”: Mảnh đất Vạn Kiếp in đậm dấu ấn lịch sử lẫy lừng, gắn với công lao của các bậc quân vương, quân và dân Đại Việt trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Trước cửa đền Kiếp Bạc là dòng sông Lục Đầu, dài hơn 10 km, chỗ rộng nhất hơn 1 km chảy sát mé tây nam đất Vạn Kiếp. Gọi là sông Lục Đầu vì đây là nơi hội nước của 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về. Bốn dòng sông ấy ngoài các tên quen thuộc còn mang "đức" sáng của trời đất là: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), sông Lục Nam (Nhật Đức). Người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ, mang thái bình, yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân.

Với hệ thống sông Lục Đầu, cùng với đường bộ thuận tiện, từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng. Đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh. Vì thế sông Lục Đầu luôn là vị trí trọng tâm của căn cứ địa Vạn Kiếp.

Trên sông Lục Đầu đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử và những chiến công vang dội của quân dân Đại Việt trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.

Ở thế kỷ thứ X, trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Cầu. Khu vực Vạn Kiếp - bến Lục Đầu là chiến tuyến Vạn Xuân của vua Lý. Tại đây, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hàng nghìn quân xâm lược nhà Tống, góp phần bảo vệ đất nước dưới triều Lý.Thế kỷ XIII, đế quốc Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt, chúng đánh chiếm sông Lục Đầu làm bàn đạp tấn công kinh thành Thăng Long. Tháng 6.1285, Hưng Đạo Đại Vương tổ chức quân dân Đại Việt đánh trận Vạn Kiếp lịch sử, tiêu diệt trên 20 vạn quân Nguyên Mông ở đoạn sông này. Phó tướng Lý Hằng của giặc bị tiêu diệt tại trận. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân. Chiến thắng Vạn Kiếp đã kết thúc cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên Mông của dân tộc.
Những đổi mới trong phương pháp giảng dạy, thực hành khiến học sinh, sinh viên hứng thú hơn với môn học giáo dục quốc phòng - an ninh...
Không còn những tiết học khô cứng, môn học giáo dục quốc phòng - an ninh (QPAN) trong các trường THPT và giáo dục chuyên nghiệp đang có nhiều đổi mới, tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi, bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành hitachi

Hội Phụ Nữ Xã Nam Chính Đã Và Đang Tích Cực Trồng Hoa Làm Đẹp

Nâng cao nhận thức: Một ngày cuối tháng 9, có mặt tại Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương, chúng tôi thấy các sinh viên đầu đội mũ cối, trên mình mang bộ quân phục màu xanh bạc đang say sưa thực hành cách tháo, lắp súng. Em Nguyễn Văn Đạt, sinh viên năm thứ nhất cho biết: "Sau hơn 2tuần học môn giáo dục QPAN, em thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. Những tiết  thực hành ngoài thao trường kết hợp với những bài giảng trên lớp giúp em và các bạn nâng cao nhận thức về QPAN, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc".

Từ lâu, Trường THPT Chí Linh tập trung đổi mới việc giáo dục QPAN cho học sinh theo hướng sinh động, sôi nổi hơn. Sau mỗi học phần, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại khóa, tham quan thực tế huấn luyện cùng các hoạt động giao lưu kết nghĩa với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn. Những trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu hơn về môn học.

Được tham quan thực tế huấn luyện, nơi ăn ở, sinh hoạt của bộ đội khiến các em xác định rõ hơn mục đích học tập, phấn đấu. Em Phạm Tuấn Anh, học sinh lớp11, Trường THPT Chí Linh cho biết: "Em sẽ thi vào trường quân đội để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Đổi mới phương pháp giảng dạy: Giờ thảo luận chính trị với chủ đề: "Chủ nghĩa Mác Lê nin - tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam" của thầy giáo Nguyễn Dương Cầm, Trưởng bộ môn giáo dục thể chất quốc phòng, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương diễn ra với3 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm tự đưa ra ý kiến của mình, các nhóm còn lại bổ sung để hoàn thiện. Theo thầy giáo Nguyễn Dương Cầm, trong phần thảo luận đòi hỏi từng sinh viên phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu trước khi lên lớp. Phương pháp này được nhà trường hướng đến trong giảng dạy nói chung và giáo dục QPAN nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo dục QPAN, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương còn liên kết với Trường Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức giảng dạy nhằm chuyên biệt hóa nội dung học tập.
Thầy giáo Phạm Văn Luận, giáo viên môn QPAN Trường THPT Chí Linh cho biết: "Để tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học, tôi luôn kết hợp học mới ôn cũ, sử dụng sơ đồ, tranh, ảnh minh họa trực quan, sinh động. Sau mỗi tiết học tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em để kịp thời rút kinh nghiệm cho các giờ học sau". Từ năm 2015, Trường THPT Chí Linh đã đưa vào sử dụng hệ thống bắn súng điện tử gồm máy tính, máy bắn, súng và bia áp dụng với bài 4A. Với hệ thống này, sau khi ngắm bắn ngoài thao trường bằng súng tập, học sinh sẽ được ngắm thực tế trên súng bắn điện tử, có đường ngắm bằng hệ thống camera, khi bóp cò sẽ lưu điểm tự động trên máy tính, làm cơ sở để giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

Với việc đưa môn học QPAN vào nội dung học tập chính khóa trong các nhà trường, môn học này được quản lý chặt chẽ như các bộ môn văn hóa khác. Theo trung tá Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng Ban Dân quân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, để nâng cao chất lượng giáo dục QPAN cho học sinh, sinh viên, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường, đơn vị xây dựng nội dung chương trình, đề cương môn học đúng quy định, sát với tình hình thực tiễn.
Một trong những giải pháp hiệu quả là các trường học chủ động phối hợp tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế tại một số đơn vị quân đội trên địa bàn, trực tiếp chứng kiến sinh hoạt, rèn luyện hằng ngày của bộ đội. Qua đó không chỉ củng cố kiến thức về QPAN mà còn giáo dục nền nếp, hình thành ý thức học tập, phấn đấu nghiêm túc cho học sinh. Với cách làm đó, mỗi năm toàn tỉnh tổ chức giáo dục QPAN cho 60.000 - 62.000 học sinh, sinh viên. Qua kiểm tra, đánh giá, 100% số học sinh, sinh viên đều đạt yêu cầu.
Hội phụ nữ xã Nam Chính đã và đang tích cực trồng hoa làm đẹp cảnh quan môi trường làng, xã. Phát huy vai trò của hội phụ nữ việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, xứng đáng là nơi được đón Bác Hồ về thăm, đồng thời nhằm góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông mới, Hội phụ nữ xã Nam Chính đã huy động cán bộ, hội viên ở 5 chi hội tiến hành trồng hoa dọc 2 bên đường "phụ nữ tự quản" dài gần 2km nối từ thôn Bịch Tây đến thôn Hoàng Xá. Hoa được trồng là hoa mười giờ. Hội đã vận động hội viên ủng hộ trên 4 tạ cây hoa giống, đồng thời đóng góp, ủng hộ kinh phí để mua 1 tạ cây hoa giống từ tỉnh Nam Định về trồng.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Minh Tân Tổ Chức Gặp Mặt Chung Tay, Góp Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới


Để có được “con đường hoa này”, hội đã vận động mỗi cán bộ hội viên đóng góp ít nhất 2 ngày công và 10 nghìn đồng để mua giống, mua phân bón, trồng hoa; đồng thời phân công hội viên thường xuyên nhổ cỏ, chăm sóc, bón phân hàng tuần. Sau gần 2 tháng chăm, trồng, đến nay cây đã lan dầy và ra hoa đẹp khoe sắc.
Vụ đông năm nay, xã Kim Tân (Kim Thành) trồng 30 ha cải bắp được bao tiêu sản phẩm.
Cải bắp đạt chất lượng theo quy định sẽ được HTX Dịch vụ nông nghiệp xã thu mua theo giá cam kết và bán lại cho Viện Cây lương thực và cây thực phẩm để xuất khẩu. Đây là lần đầu tiên xã Kim Tân trồng cải bắp được bao tiêu sản phẩm.
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm sẽ hỗ trợ nông dân tiền giống 3 triệu đồng/ha, 1 triệu đồng/ha tiền thuốc bảo vệ thực vật. Trong quá trình trồng, đơn vị sẽ cử kỹ sư xuống hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc để bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sáng ngày 18/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Nam Sách phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện khai mạc lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho trên 100 học viên là Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện.
Trong 05 ngày, các học viên được nghiên cứu các chuyên đề: Chiến lược Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay; những vấn đề cơ bản về tổ chức hoạt động, các mối quan hệ của MTTQ Việt Nam; Hiến pháp năm 2013 và nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước; triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”. Bên cạnh đó, các học viên còn được thảo luận và trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực và kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ Mặt trận ở cơ sở.

Thông qua lớp bồi dưỡng, giúp đội ngũ cán bộ Mặt trận ở cơ sở nắm vững và cập nhật thêm những kiến thức cơ bản về công tác MTTQ, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sáng 10/9, xã Minh Tân tổ chức gặp mặt "Chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới" với sự tham gia của những người con quê hương, các doanh nghiệp trên địa bàn. Các đồng chí: Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện đến dự buổi gặp mặt.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi, sửa tủ lạnh samsung

Măng Tây Được Trồng Ở Hải Dương Chỉ Trong Mấy Năm Trở Lại Đây


Các đồng chí: Nguyễn Phúc Hoài - Nguyên Cục trưởng Cục an ninh quân đội; Nguyễn Quang Tính - Nguyên Cục trưởng Cục phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Nguyễn Thị Oanh - Nguyên Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tỉnh; Vương Văn Thanh - Nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện là những người con quê hương của xã Minh Tân đã về dự.
Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2016, xã Minh Tân đã đạt 15/19 tiêu chí, 4 tiêu chí đang phấn đấu hoàn thành từ nay đến cuối năm 2017 gồm: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa và thu nhập. Hiện nay, Minh Tân đang triển khai kế hoạch làm đường trục xã với chiều dài hơn 1 km, chiều rộng 7 mét, đồng thời hoàn thành các tuyến đường trong thôn đã giải tỏa để mở rộng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu tham gia ý kiến, bàn các giải pháp nhằm giúp Minh Tân về đích nông thôn mới năm 2017 theo kế hoạch đã đề ra.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy bày tỏ sự trân trọng đối với tình cảm của những người con quê hương Minh Tân đang sinh sống, công tác ở nhiều nơi đã về dự buổi gặp mặt ý nghĩa do xã Minh Tân tổ chức. Đây là sự thể hiện tình cảm, trách nhiệm của những người con hướng về quê hương. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cũng ghi nhận sự chung tay, góp sức của con em quê hương Nam Sách ở mọi miền Tổ quốc nói chung và những người con của quê hương xã Minh Tân trong việc tham gia tích cực cùng địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Lê Quang Thụ nhấn mạnh, đối các xã xây dựng nông thôn mới, trong đó có xã Minh Tân, huyện luôn quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời có hỗ trợ. Thời gian tới, Minh Tân cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xã hội hóa huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh sự quyết tâm sự đồng tình đóng góp của nhân dân thì cần có sự chung tay ủng hộ của con em quê hương…
Măng tây được trồng ở Hải Dương chỉ trong mấy năm trở lại đây song đã bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây rau màu truyền thống.
Những năm gần đây, cây rau màu truyền thống ở xã Đức Chính (Cẩm Giàng) chủ yếu vẫn là cây cà rốt vụ đông và các loại rau dưa vụ xuân hè. Cây măng tây chỉ mới được trồng trên đất Đức Chính trong vòng hai năm, nhưng qua thực tế từ mô hình trồng măng tây của gia đình ông Trần Mạnh Chử, thôn Xuân Kiều, xã Đức Chính, đây thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cách đây hai năm, qua tìm hiểu thấy cây măng tây cho hiệu quả kinh tế cao, ông Chử đã quyết tâm chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng cà rốt sang trồng măng tây. Ông mày mò lên Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội) tìm mua cây giống, học hỏi kinh nghiệm từ đài, báo và tìm đến công ty chuyên về măng tây để được chuyển giao kỹ thuật. Chi phí ban đầu ước tính đầu tư khoảng 400 triệu đồng để cải tạo vườn, mua cây giống, thiết kế hệ thống giàn tưới tự động. Nếu như năm 2015, năng suất cây măng tây chỉ từ 0,5kg - 1kg/sào, thì năm 2016, năng suất đã tăng gấp đôi, trung bình cho 2kg/sào trở lên. Với giá bán buôn tại vườn bình quân khoảng 70.000 đồng/kg, vườn măng tây đã cho mang lại doanh thu tiền triệu mỗi ngày cho gia đình ông.

Xem thêm:  trạm bảo hành tủ lạnh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Đó Là Khu Rừng Nằm Xung Quanh Chùa Thanh Mai

Anh Phan Duy Thanh (thôn Chí Linh 2, xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh) cũng là người đầu tiên ở xã mạnh dạn trồng măng tây. Bước đầu, vườn măng tây đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho gia đình anh. Năm 2014, anh Thanh dành 1 ha trồng cây măng tây. Với giá bán hiện tại từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, mỗi ngày anh thu khoảng 1 triệu đồng từ vườn măng. "Đầu tư ban đầu cho 1 ha này mất khoảng 300 triệu đồng. Đến khi cây cho thu hoạch, có doanh nghiệp về thu mua tận vườn với giá cam kết. Chúng tôi không phải lo đầu ra. Lợi nhuận thì cao gấp đôi, gấp ba lần các loại cây màu khác", anh Thanh cho biết.

Xã Nhân Huệ có 550 ha đất tự nhiên; trong đó, 230 ha đất nông nghiệp. Từ bao năm nay, thu nhập chính của người dân vẫn từ trồng lúa và các cây rau màu truyền thống như cà chua, bắp cải, cà rốt, đậu tương. Mới đây, thấy mô hình măng tây của gia đình anh Thanh đem lại hiệu quả, nên nhiều doanh nghiệp đã ngỏ ý hỗ trợ đầu tư, cam kết thu mua sản phẩm và xã rất muốn nhân rộng, Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, rất khó mở rộng mô hình bởi phía công ty bao tiêu sản phẩm yêu cầu phải bảo đảm diện tích trên 1 ha mới lựa chọn đầu tư.

Để giải quyết khó khăn trên, năm 2016 – 2017, Hội Nông dân thị xã Chí Linh tổ chức thực hiện đề tài Xây dựng mô hình trồng cây măng tây xanh trên địa bàn thị xã Chí Linh. Mô hình được thực hiện với quy mô 90.000 cây măng tây xanh được trồng trên diện tích 3,5 ha ở xã Đồng Lạc và 2,5 ha ở xã Nhân Huệ. Sau 3 tháng trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, măng tây xanh bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất đạt 10 - 15 tấn/ha, lãi 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Loại măng này của bà con đều được doanh nghiệp bao tiêu với giá hiện nay là 50.000 đồng/kg.
   
Sau hai năm thực hiện đề tài, chính quyền xã Nhân Huệ và bà con tham gia mô hình đã khẳng định hiệu quả kinh tế của cây măng tây so với các loại cây rau màu vẫn được trồng tại địa phương. Tuy nhiên, để mô hình phát huy hiệu quả, bà con nông dân cần sự chuyển giao khoa học, kỹ thuật, cung cấp quy trình sản xuất hoàn thiện, trợ giá giống. Các cơ quan chuyên môn khuyến cáo bà con cần thực hiện đúng quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm; đồng thời, thực hiện nghiêm việc sử dụng phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để sản xuất bền vững, tạo sản phẩm sạch, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề tài để có kế hoạch triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Đó là khu rừng nằm xung quanh chùa Thanh Mai, một di tích thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) do Thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329 trên núi Tam Ban.
Gọi là Tam Ban vì có ba cấp núi nối liền nhau thuộc ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất, cao khoảng 200 m. Chùa cách quốc lộ 18 khoảng 12 km, cách phường Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bao hanh tu lanh samsung     

Hơn 30 Năm Đồng Hành Với Ngành Giáo Dục Hải Dương


Cây cổ thụ chính làm nên phong cảnh ở đây được người địa phương gọi là cây phong. Quanh chùa hiện có 3-4 gốc cây phong cổ thụ 2 người ôm. Còn những cây có kích thước 1 người ôm thì không đếm xuể. Các cây này chỉ mọc ở núi Tam Ban và phân bố nhiều ở sườn phía nam nơi chùa tọa lạc. Ở các ngọn núi bên cạnh không hề có. Có thể một phần vì vẻ đẹp của rừng phong này mà xưa kia các thiền sư đã lựa chọn để dựng ngôi chùa.

Hằng năm, cứ vào độ cuối thu đầu đông, lá cây phong chuyển sang màu vàng, rồi đỏ rực và rụng xuống. Năm nào mùa đông càng lạnh thì lá càng đỏ rực rỡ. Nguyễn Du chắc đã cảm xúc trước màu đỏ về mùa thu của loại cây này chăng nên đã viết:

Người lên ngựa, kẻ chia bào. Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san.Khi lấy mẫu về tra cứu thì thấy tên gọi chính xác của cây này là sau sau có tên khoa học là: Liquidambar formosana. Chúng khác với cây phong ôn đới (mà lá chúng được dùng cho quốc kỳ của Canada) về chi, về họ và về cả bộ thực vật.

Cây sau sau còn tiết ra một loại nhựa thơm đặc biệt. Do đó, rừng sau sau thơm ngát quanh chùa Thanh Mai đã tạo cho nơi đây một cảnh sắc và hương vị tuyệt vời vào mỗi độ thu tới, đông về. Cây sau sau có ưu thế hơn cây phong ôn đới ở chỗ khi đâm lộc vào mùa xuân lá non lại đỏ rực rỡ một lần nữa và từ rễ đến lá, hoa, quả, cả nhựa nữa đều có thể làm thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm.

Loại cổ thụ thứ hai là cây vải rừng hay cây tu hú, được coi như là tổ tiên của cây vải thiều đang trồng. Cách đây hơn chục năm, Viện Tài nguyên thực vật đã về đây đo toạ độ của các cây cổ thụ này để làm dự án bảo vệ chúng, nhằm đề phòng cây vải thiều sau này thoái hoá đi thì từ nguồn gen của cây tu hú, chúng ta có thể phục tráng chúng.

Trên mặt bằng của chùa Thanh Mai có tới chục cây tu hú gần nghìn năm tuổi. Mỗi cây thân to tới 2 người ôm. Đáng tiếc là một cây ngay trên sân chùa đã bị chết, vết gốc cây để  lại  còn to hơn chiếc mâm. Tu hú cho quả chín trước cây vải trồng nhưng cùi mỏng, ăn chua và ít nước. Gần chục cây còn lại đã khép tán, tạo bóng mát cho khuôn viên chùa. Điều đáng báo động là một số cây do thiếu chăm sóc nên hoặc bị cây tầm gửi ký sinh um tùm hoặc bị mối xông làm chết từng cành một.
Hai loài cây trên từng là tiêu chí để chọn chỗ cho chùa toạ lạc nên chắc chắn có niên đại cao hơn tuổi ngôi chùa .
Ngoài ra, chùa còn có những cây cổ thụ vẫn trường tồn và cho hoa quả ngày cành sung mãn hơn, xứng đáng là những "kỳ hoa dị thảo". Trong đó, phải kể đến cây thị cổ thụ có thân 2 người ôm. Mỗi mùa thị chín, quả rụng xuống nhiều vô kể, đến mức đem thắp hương, phát lộc không hết, dọn không xuể, thường phủ như dát vàng ở gốc cây.

Cây vả cổ thụ vào mùa thu, quả vả như trát vào thân suốt từ gốc đến ngọn, khiến mọi người có cảm giác như có ai đem một sọt quả đổ từ ngọn cây xuống đến gốc vậy. Quả vả khi chín có màu đỏ, ăn ngọt và còn tác dụng như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Cây khế cổ thụ có thân không cao nhưng xoè tán rộng, đặc biệt vào mùa thu, quả nhiều rủng rỉnh đầy cành. Cây thấp nên vươn người lên là hái được quả. Quả chín mọng nước và ngọt dịu. Điều lạ là cây già nhưng quả không hề cỗi và thường còn to hơn quả khế bình thường. Ngoài ra, còn có các cây cổ thụ khác như các cây đại, tre, trúc và nhiều cây rừng khác cũng nhờ sự linh thiêng của ngôi chùa mà còn giữ lại được.

Di tích chùa Thanh Mai vì trải qua các biến cố lịch sử và sự tàn phá của thiên nhiên, ngôi chùa cổ đã đổ, nhiều cổ vật bị mất mát và hư hại. Năm 1992 chùa Thanh Mai đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Dù vậy, do quy mô nhỏ hẹp, lại ở nơi heo hút, nên ngôi chùa còn ít người biết đến. Bù lại, ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn "Viên Thông bảo tháp" (có chứa xá lị thiền sư Pháp Loa), bia "Thanh Mai viên thông tháp bi" và đặc biệt khu rừng cổ thụ độc đáo trong khuôn viên và xung quanh chùa.

Hằng năm, nhân dân thường tổ chức hội chùa vào ngày giỗ của Thiền sư Pháp Loa (từ mùng 1 - 3.3 âm lịch). Rừng núi Tam Ban vừa có chùa linh thiêng, lại có rừng cổ thụ và gần đây đường giao thông đã thuận tiện, nếu khai thác thêm được vẻ đẹp và sự hấp dẫn của các cổ thụ "kỳ hoa dị thảo" trên, chắc chắn thắng cảnh chùa Thanh Mai sẽ trở thành điểm đến quanh năm hấp dẫn.