Tình hình sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp trong thanh thiếu niên thời gian gần đây diễn ra rất phức tạp. Số người nghiện trong độ tuổi này chiếm tỉ lệ tương đối cao. Trước tình hình đó, để phòng ngừa từ xa, lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các nhà trường, tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức cho học sinh, sinh viên về mục đích ý nghĩa, yêu cầu của công tác phòng chống ma túy.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi

Địa Phương Đề Nghị Sở Khoa Học Và Công Nghệ Hỗ Trợ Xây Dựng


Gần 600 sinh viên của trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã có mặt để tham dự buổi giao lưu, tuyên truyền về nội dung phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh. Đây là chương trình được tổ chức bởi Cục tham mưu Cảnh sát – Tổng cục Cảnh sát, trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương và Công an tỉnh Hải Dương nhân Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2017. Đại tá Tạ Đức Ninh, Trưởng phòng Thường trực Chương trình quốc gia Phòng chống ma túy, Bộ Công an cho biết:“Đối tượng học sinh, sinh viên thứ nhất là trong độ tuổi dễ bị lôi kéo, với đặc điểm tâm lý thích tò mò, thích khám phá những điều mới trong khi kinh nghiệm xử lý các tình huống trong cuộc sống có những hạn chế. Cho nên, thời gian qua, thực tế số người nghiện trong độ tuổi thanh niên chiếm tương đối cao ở Việt Nam. Cho nên việc tập trung vào phòng ngừa ma túy xâm nhập học đường là chủ trương lớn của Ủy ban quốc gia.”

Tại chương trình, Ban tổ chức đã phát tờ rơi, chiếu phim tư liệu tuyên truyền, đồng thời, các sinh viên được nghe giới thiệu khái quát về tác hại và cách thức phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; được giải đáp các vấn đề thắc mắc như: cách phòng tránh cám dỗ dẫn đến sử dụng ma túy; cách xử lý và giải quyết, đối xử khi biết bạn mình nghiện ma túy; hình thức xử lý kỷ luật và hỗ trợ của nhà trường đối với sinh viên nghiện ma túy… Xen kẽ là các tiết mục giao lưu văn nghệ và tiểu phẩm tuyên truyền về tác hại của ma túy được sinh viên nhà trường tổ chức dàn dựng công phu. Được tham gia buổi giao lưu tuyên truyền đầy bổ ích, em Phạm Minh Thảo, sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương chia sẻ:“Em thấy ma túy là chất độc hại, ảnh hưởng đến con người sử dụng nó, đến gia đình và xã hội. Hy vọng với bản thân và mọi người xung quanh sẽ tránh xa.”. Còn với em Nguyễn Hải Yến, sinh viên trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương thì đây là một buổi tuyên truyền có ý nghĩa, đặc biệt là đối với sinh viên đang học ở Ngành Y. Em chia sẻ: “Chúng em tiếp xúc với rất nhiều người và từ đấy em sẽ có thể tuyên truyền cho mọi người biết được tác hại của ma túy với cộng đồng và những cách phòng tránh hữu hiệu.”

Chương trình giao lưu, tuyên truyền là cơ hội giúp các em học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng mềm đồng thời nâng cao trách nhiệm của học sinh trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, góp phần ngăn chặn triệt để không cho ma túy xâm nhập vào học đường, cũng như xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, không ma túy cho các em học sinh. Đại tá Tạ Đức Ninh, Trưởng phòng Thường trực Chương trình quốc gia Phòng chống ma túy, Bộ Công an đánh giá:“Chúng tôi suy nghĩ là với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ của các Bộ, Ngành trong thời gian qua, và đặc biệt trong thời gian tới, chúng ta có thể tiếp tục kiềm chế số người nghiện mới ở Việt Nam, đặc biệt chúng ta sẽ bảo vệ thành công thế hệ trẻ trước sự tấn công của tệ nạn ma túy.”

Thời gian qua, Công an tỉnh đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ra các văn bản chỉ đạo đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các buổi tuyên truyền, thu hút không chỉ học sinh, sinh viên mà còn nhiều tổ chức và người dân tham gia qua đó, phát huy được vai trò, sự cộng đồng trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, sự vào cuộc của toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, góp phần đảm bảo tốt ANTT ngay từ cơ sở./.
Từ đầu năm đến nay, các địa phương đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho 19 sản phẩm.
Trong đó, TP Hải Dương đề nghị xây dựng thương hiệu cà chua Thượng Đạt, bánh đa Lộ Cương; thị xã Chí Linh có nhãn, cam, chổi chít Mật Sơn; huyện Nam Sách có cà rốt, hành trắng, hương thơm thảo mộc; huyện Tứ Kỳ có thêu truyền thống Hưng Đạo; huyện Kinh Môn có mủa Hiến Thành, cam Đường Canh, cam Vinh; huyện Cẩm Giàng có gỗ mỹ nghệ Đông Giao; huyện Gia Lộc có rau, củ, quả Gia Lộc; huyện Bình Giang có bánh đa, kẹo chả Sặt, gạo Bắc thơm Bình Giang; huyện Thanh Hà có chiếu cói Tiên Kiều và huyện Kim Thành có nếp quýt, nếp xoắn.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisua chua tu lanh hitachi  , sửa tủ lạnh hitachi

Khi Đưa Giống Mới Vào Sản Xuất, Đối Tượng Được Hưởng Lợi Chính Là Nông Dân


Từ nay đến năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các địa phương tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể và đầu tư khoa học, kỹ thuật, quảng bá để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, sức canh tranh cho các sản phẩm.
Tỉnh ta hiện có 18 sản phẩm xây dựng được nhãn hiệu tập thể và 1 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Đến nay, toàn huyện Thanh Miện đã tích tụ được hơn 38,5ha đất nông nghiệp, trong đó có 28 ha nuôi thủy sản, 5 ha dành cho chăn nuôi và hơn 5,5 ha đất trồng trọt.
 Phần lớn các mô hình tích tụ ruộng đất đều đạt hiệu quả cao về kinh tế.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện, thời gian tới, huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục chuyển nhượng, cho thuê đất để các cá nhân, tập thể có nhu cầu tích tụ ruộng đất. Đây là xu hướng tất yếu để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển.
Về quê chơi, biết tin An, cháu gọi mình bằng cô vừa thi trượt vào lớp 10, Loan sang động viên cháu và anh chị.
Chỉ gặp chị Hà - mẹ An ở nhà, hỏi cháu đâu thì chị bảo ở nhà chán mấy ngày nay, sáng nay, nó lấy xe đạp đi đâu đó rồi, hỏi không nói. Chị Hà vừa mời cốc nước xong lại than thở tiếp:
- Đấy, từ hôm nó thi trượt lớp 10 tôi chẳng dám đi đâu ra khỏi nhà. Gặp ai người ta cũng hỏi con đỗ trường nào, điểm ra sao, nghĩ thật xấu hổ. Mà nó thì nào có ngu dốt gì cho cam, cũng đạt học sinh tiên tiến đấy.

Loan nhẹ nhàng phân tích:- Dù sao thì cháu cũng không đỗ rồi, nói nhiều chỉ khiến cháu buồn hơn chị ạ! Ai ngờ cái trường cháu đăng ký lại lấy điểm cao vọt hơn năm ngoái tới 7 điểm, thành ra là trường lấy điểm cao nhất huyện nên mới thế. Cũng là không may mắn, nếu cháu đăng ký hai trường kia thì thừa sức đỗ rồi. Với lại em biết lực học của cháu chỉ là chớm khá chứ không phải khá cứng nên điểm như vậy là đúng. Học sinh tiên tiến cũng nhiều em không đỗ đấy chứ.

- Vẫn biết vậy nhưng tiếc lắm, thiếu có 0,25 điểm cô ạ! Đáng lẽ phải cố lên tí nữa có phải giờ đỡ khổ không.
- Em nghĩ lúc đi thi cháu đã cố gắng rồi, giờ nói thế càng tạo áp lực cho cháu.
- Nhưng nhìn con người ta đỗ còn con mình thì trượt chỉ thiếu nước tìm lỗ nẻ mà chui cô ơi!
- Chị đừng bi quan thế, giờ là lúc phải động viên cháu nhiều hơn để cháu vượt qua giai đoạn hụt hẫng này. Người ta nói thất bại là mẹ thành công,biết đâu từ lần này cháu lại kiên trì, nỗ lực hơn trong những chặng đường sắp tới.
- Còn chặng đường nào nữa, tôi bảo trước không đỗ tôi cho đi xách vữa chứ ở nhà lại ăn chơi đua đòi rồi hỏng người, như mấy đứa hàng xóm kia kìa.
- Đi làm cũng tốt nhưng em nghĩ lực học của cháu không đến nỗi nào nên có thể cho cháu học tiếp, lấy bằng THPT, sau này có nhiều cơ hội rộng mở cho cháu hơn. Chị có thể xin cho cháu học bổ túc, học trường nghề vẫn có bằng cấp ba, hay học một số trường dân lập. Hoặc cho cháu ôn lại năm nữa cho cứng cáp. Quan trọng là ý cháu có thích học nữa không?

Chị Hà thở dài thườn thượt, vẻ suy tư:
- Cô nói cũng phải, hay để tôi hỏi xem ý nó thế nào.
Vừa lúc đó An đi vào trên tay cầm tập hồ sơ.
- Con nghe chuyện của cô với mẹ rồi. Cũng tại con chưa cố gắng hết mình khi ôn thi. Con cũng vừa lên trường xin lại hồ sơ học bạ về, thực tình con muốn học hết phổ thông, nhưng mẹ cho con suy nghĩ đã để con quyết định xem nên thi lại năm nữa hay đi học luôn ở mấy trường kia.
Loan nhìn chị dâu rồi nhìn cháu đầy tin tưởng:
- Việc này cứ từ từ rồi tính nhé. Lần này cháu phải chú tâm học cho tốt để vươn lên đấy.
Khi đưa giống mới vào sản xuất, đối tượng được hưởng lợi chính là nông dân. Nhưng để bà con chấp nhận sản xuất những cây, con giống mới là việc làm không dễ. Hằng năm, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) thực hiện trên dưới 10 nhiệm vụ khoa học nhằm đưa giống mới vào sản xuất. Những giống mới này đều đã được nghiên cứu kỹ và qua thực tế khảo nghiệm cho kết quả tốt. Thậm chí, nhiều giống đã cho hiệu quả cao, phát triển mạnh tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh nhưng khi đưa vào nhân rộng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachibao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Phong Trào Thanh Niên Giúp Nhau Lập Nghiệp Có Hiệu Quả


 Ông Nguyễn Thế Vin, Trưởng phòng Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học) cho biết: "Khi chúng tôi đến đặt vấn đề xây dựng mô hình sản xuất giống mới, một số chính quyền địa phương và người dân tỏ ra e dè, đề phòng. Chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian giải thích, vận động".

Nguyên nhân là do người dân thường thiếu tin tưởng vào những giống được hỗ trợ. Bởi trước đây, nhiều doanh nghiệp trong vào ngoài tỉnh đã cung cấp giống với chất lượng, năng suất không đúng như giới thiệu cho bà con, có đơn vị bỏ dở giữa chừng khiến người dân mất lòng tin. Ngoài ra, do giống mới chưa phổ biến trên thị trường và người dân ít được tiếp cận với thông tin nên bà con cũng lo lắng sản xuất ra không tiêu thụ được.  

Trước đây, nông dân xã Hùng Sơn (Thanh Miện) quen gieo cấy các giống lúa T10, Khang Dân, Q5. Để thay đổi cơ cấu giống và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã quyết định đưa giống Bắc thơm số 7 vào sản xuất. Những vụ đầu rất ít hộ cấy giống này nhưng sau thấy hiệu quả nên diện tích cấy giống mới đã nhanh chóng lan rộng. Đến nay giống Bắc thơm số 7 đã hầu như thay thế giống cũ (mỗi vụ, gần 150 ha trong tổng số 170 ha đất lúa của xã được người dân xã Hùng Sơn gieo cấy bằng giống Bắc thơm số 7).

Vụ chiêm xuân năm nay, để thay thế giống Bắc thơm số 7 đang chuẩn bị thoái hóa, được sự hỗ trợ của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, xã Hùng Sơn đưa vào sản xuất thử nhiệm hơn 30 ha giống lúa mới Gia Lộc 102, lúa thơm 31. Trong đó, giống Gia Lộc 102 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá cao, năng suất vượt trội và chất lượng gạo không thua kém so với giống Bắc thơm số 7.

Chịu trách nhiệm: Để đưa giống mới vào thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho bà con nông dân là cả quá trình vất vả của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
Khi xã Hùng Sơn thông báo sẽ sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa mới Gia Lộc 102, lúa thơm 31, hầu hết các hộ dân không quan tâm, mặc dù biết tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ toàn bộ giá giống. Để giải tỏa những nghi ngờ về chất lượng gạo, năng suất, tỷ lệ gạo sau xay xát, xã đã chuyển 10 kg thóc Gia Lộc 102 cho bà con về nấu ăn thử. Sau khi được cầm, được nhìn, được ăn thử, người dân mới chấp nhận sản xuất.
Ông Phạm Quang Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn chia sẻ: "Để nông dân yên tâm sản xuất giống lúa mới, Đảng ủy xã đã ra nghị quyết, UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể. Điều quan trọng nhất là xã đứng ra nhận trách nhiệm hỗ trợ nông dân nếu gặp rủi ro".

Trong thời gian gieo cấy, lãnh đạo địa phương và cơ quan chuyên môn luôn theo sát quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại giống mới để có biện pháp xử lý kịp thời giúp bà con yên tâm hơn. Như vừa rồi, diện tích lúa Gia Lộc 102 bị bệnh vàng lá, xã Hùng Sơn đã trích ngân sách mua thuốc bảo vệ thực vật hỗ trợ nông dân với mức 32.500 đồng/sào. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm hỗ trợ thêm 16.400 đồng/sào. Chỉ trong 2 ngày, toàn bộ diện tích lúa bị bệnh đã được xử lý dứt điểm.

Khi triển khai các đề tài, dự án khoa học, các cơ quan chuyên môn đều giải thích rõ cho bà con hiểu đây là việc có khả năng thành công cao và mục đích chính là làm lợi cho bà con. Các cơ quan khoa học đều đứng ra chịu trách nhiệm trước nông dân nếu thực hiện không thành công. Ngoài tuyên truyền bằng tài liệu, các cơ quan còn đưa lãnh đạo địa phương, bà con nông dân đi xem những mô hình thực tế ở trong và ngoài tỉnh.
Theo ông Nguyễn Thế Vin, để xây dựng các mô hình sản xuất thử nghiệm thành công, trước hết các địa phương phải nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cùng vào cuộc với nhà khoa học. Các địa phương cũng cần quy hoạch các vùng sản xuất tập trung để việc áp dụng khoa học, công nghệ mới đạt hiệu quả cao.
Với sự nhiệt tình, trách nhiệm của các cơ quan khoa học và chính quyền địa phương, nhiều giống mới đã được đưa vào sản xuất thành công, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Tiêu biểu như cây thanh long ruột đỏ, ổi lê Đài Loan, lúa chất lượng cao T10, dưa thanh lê, khoai tây Sinora, bí xanh số 2...
Phong trào thanh niên giúp nhau lập nghiệp có hiệu quả, góp phần làm giàu chính đáng và giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp để giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng tại xã Kim Giang (Cẩm Giàng) được thực hiện hiệu quả, thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       

Việc Nhất Thể Hóa Chức Danh Bí Thư Chi Bộ Kiêm Trưởng Thôn


Trước đây, gia đình anh Đỗ Hồng Ban (34 tuổi, ở thôn Tú La) có hoàn cảnh rất khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và làm thuê. Năm 2010, được Đoàn xã động viên, anh Ban tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, tham quan mô hình sản xuất hiệu quả. Từ đó, anh hình thành ý tưởng phát triển kinh tế tại địa phương. Năm 2012, với số vốn tiết kiệm cùng khoản vay 30 triệu đồng do Đoàn xã bảo lãnh, anh xây trang trại rộng hơn 2 mẫu ở khu chuyển đổi, trong đó hơn 1 mẫu trồng cam đường Canh, cam Vinh. Hơn 1 mẫu còn lại anh thả các loại cá truyền thống, nuôi lợn, gà, vịt để lấy nguồn thu nhập ban đầu. Đàn vật nuôi của gia đình anh sinh trưởng tốt, bán được giá.

Trong 2 năm đầu, trừ hết chi phí, gia đình anh Ban thu lãi 50-70 triệu đồng từ chăn nuôi. Đến cuối năm thứ ba, diện tích trồng cây ăn quả bắt đầu cho thu hoạch nên thu nhập của gia đình ngày càng cải thiện. Hiện nay, mỗi năm gia đình anh thu lãi bình quân hơn 300 triệu đồng, trở thành điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế của địa phương. Anh Ban cho biết: “Gia đình tôi có cơ ngơi như hôm nay là nhờ sự quan tâm của địa phương và Đoàn xã. Ngoài hỗ trợ về kinh nghiệm, tôi còn được giúp về vốn để ổn định sản xuất”.

Đoàn xã tích cực hỗ trợ các ĐVTN vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. 2 tổ tiết kiệm và vay vốn đã được thành lập để giúp đỡ các ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2012 đến nay, Đoàn xã đứng ra ủy thác vay 1,4 tỷ đồng cho 63 gia đình ĐVTN vay vốn phát triển kinh tế.

Đoàn xã còn xây dựng 5 nhóm thanh niên giúp đỡ nhau phát triển kinh tế và phối hợp thành lập 1 câu lạc bộ chăn nuôi thủy sản. Tham gia những nhóm, câu lạc bộ này, các thành viên được trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ vay vốn, phát triển thị trường. Nhờ vậy, nhiều ĐVTN đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu với thu nhập bình quân từ 200-300 triệu đồng/năm. Tiêu biểu như anh Lê Đức Mạnh (28 tuổi ở thôn Kim Quan), anh Lê Văn Tuyên (30 tuổi, ở thôn La B)… Phong trào thanh niên giúp nhau lập nghiệp có hiệu quả, góp phần làm giàu chính đáng và giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Anh Phạm Văn Dinh, Phó Bí thư Đoàn xã Kim Giang cho biết: “Toàn xã hiện có 1.440 ĐVTN, trong đó có hơn 20% số lao động sản xuất tại địa phương. Thời gian tới, Ban Chấp hành Đoàn xã sẽ tiếp tục thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực nhằm giúp ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo”.
Việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, KDC được xem là điều kiện để "hút" cán bộ có năng lực cho các chi bộ thôn, KDC...
Việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, khu dân cư (KDC) theo tinh thần Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016-2020" được xem là điều kiện để "hút" cán bộ có năng lực cho các chi bộ thôn, KDC.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nội,bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Sự Dằn Vặt Lương Tâm Khi Đã Bước Sang Phí Bên Kia Dốc Của Cuộc Đời
Theo Sở Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội, Hải Dương

Tạo cơ hội cho người trẻ: Việc tìm kiếm, lựa chọn đảng viên trẻ để đảm đương các vị trí chủ chốt trong các chi bộ thôn, KDC vẫn là điều không dễ được chấp nhận ở nhiều nơi do tư tưởng cục bộ dòng họ, xóm, làng và tâm lý coi trọng kinh nghiệm của người cao tuổi. Trong khi đó, chế độ phụ cấp chưa thỏa đáng lại không khuyến khích được một số đảng viên trẻ tham gia hoạt động. Chi bộ thôn Đồng Vày (xã An Lạc, Chí Linh) nhiệm kỳ trước đã mạnh dạn bầu đồng chí bí thư chi bộ dưới 30 tuổi. Chỉ sau một thời gian, do nhu cầu phải đi làm kinh tế, đồng chí này hoạt động không hiệu quả, chi bộ phải bầu lại đồng chí bí thư chi bộ của nhiệm kỳ trước đảm đương nhiệm vụ.

Chủ trương bí thư chi bộ phải là trưởng thôn, KDC theo tinh thần Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được xem là cơ hội cho các chi bộ thôn, KDC lựa chọn nhân sự phù hợp đảm đương các chức danh trên. Theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở gắn với Đề án 01, các đồng chí được giới thiệu để bầu giữ chức danh bí thư chi bộ ở các thôn, KDC (kể cả tái cử, cũng như giới thiệu lần đầu) phải có khả năng làm trưởng thôn, KDC và có độ tuổi không quá 65 (sinh năm 1952 trở lại đây); trường hợp đặc biệt ở những nơi có khó khăn về nhân sự có thể không quá 67 tuổi (sinh năm 1950 trở lại đây). Như vậy, việc gây dựng đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, KDC có độ tuổi trẻ hơn là yêu cầu bắt buộc để nâng cao chất lượng hoạt động ở cơ sở.

Muốn có được đội ngũ cán bộ trẻ, các cấp ủy đảng phải quan tâm ngay trong dịp tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở theo nhiệm kỳ, chú trọng gắn chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức đại hội với thực hiện Đề án 01; trong đó, chú trọng lựa chọn cán bộ trẻ, có khả năng đảm đương 2 chức danh. Quan tâm thực hiện tốt các nội dung công tác cán bộ ở cơ sở; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và động viên đội ngũ cán bộ làm công tác đảng ở cơ sở, nhất là bí thư chi bộ. Định kỳ tập huấn, gặp mặt, biểu dương bí thư chi bộ tiêu biểu; tổ chức hội thi bí thư chi bộ giỏi; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, phổ biến kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, giúp đội ngũ bí thư chi bộ và chi ủy nâng cao năng lực điều hành, tổ chức các hoạt động của chi bộ.

Phụ cấp thỏa đáng: Ông Nguyễn Thế Trọng, Bí thư Chi bộ thôn Đươi (xã Đoàn Thượng, Gia Lộc) hiện đang kiêm cả các chức danh Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã nên có mức phụ cấp khoảng 2 triệu đồng/tháng. Ông Trọng không có lương hưu và theo ông, mức phụ cấp này chưa thỏa đáng đối với những vất vả của cán bộ thôn. Ông Trọng đề nghị để thu hút được đảng viên tham gia công tác ở địa phương, ít nhất mức phụ cấp phải bằng mức lương tối thiểu của người đi lao động trong các doanh nghiệp trong vùng. Cụ thể, phụ cấp cho chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, KDC tối thiểu từ 1,5 triệu đồng/tháng trở lên. Hiện nay chức danh bí thư chi bộ đang hưởng mức phụ cấp 1,0 mức lương tối thiểu chung đối với thôn, KDC có trên 2.500 nhân khẩu; mức phụ cấp 0,9 đối với thôn, KDC có từ 1.000 - 2.500 nhân khẩu; mức phụ cấp 0,8 đối với thôn, KDC có dưới 1.000 nhân khẩu.

Do mức phụ cấp chưa thỏa đáng nên nhiều bí thư chi bộ chỉ đảm nhận cương vị này khi đã có lương hưu, điều kiện kinh tế ổn định. Đây cũng là lý do chính được một số đảng viên đưa ra từ chối khéo khi được đề nghị tham gia hoạt động, bầu vào cấp ủy hoặc bầu là bí thư chi bộ. Đối với đảng viên trẻ đang trong độ tuổi làm kinh tế thì càng khó để thu hút.
Theo đề nghị của một số bí thư chi bộ thôn, KDC trên địa bàn tỉnh, mức phụ cấp kiêm nhiệm 2 chức danh bí thư chi bộ và trưởng thôn, KDC nên ở mức hệ số 1,5. Như vậy mới bảo đảm mức thu nhập tối thiểu cho người tham gia hoạt động ở thôn, KDC.
Cùng với thực hiện Đề án 01, các ban, ngành của tỉnh đang xúc tiến xây dựng chế độ phụ cấp phù hợp nhằm bảo đảm mục tiêu tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, tiết kiệm chi ngân sách. Quyết liệt thực hiện chủ trương bí thư chi bộ phải là trưởng thôn, KDC theo tinh thần Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tạo sự đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ thôn, KDC.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hải Dương hiện có 4.006 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Tính đến hết tháng 5.2017, toàn tỉnh có 142 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Trong đó có 54 mẹ đang được các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chăm sóc, phụng dưỡng dưới nhiều hình thức như thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, tặng quà vào các ngày lễ, Tết...; trợ cấp kinh phí theo tháng, quý đến hết đời. Những việc làm ý nghĩa này đã giúp tuổi già của các mẹ vơi đi nỗi buồn và có thêm niềm vui trong cuộc sống.

Xem thêm:bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , bao hanh tu lanh hitachi , sua chua tu lanh hitachi

Sự Dằn Vặt Lương Tâm Khi Đã Bước Sang Phía Bên Kia Dốc Của Cuộc Đời


Hơn 1 năm nay, cứ vào các dịp lễ, Tết... căn nhà của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Bể ở thôn Cao Duệ, xã Nhật Tân (Gia Lộc) lại rộn ràng tiếng cười, tiếng hỏi thăm ân cần của những người khách tuy lạ mà quen. Lạ vì họ không phải là người dân địa phương hay đại diện cho cấp ủy, chính quyền. Nhưng quen vì họ đến với mẹ thường xuyên để sẻ chia bằng cả tấm lòng biết ơn sâu sắc. Họ là những người đại diện cho tập thể cán bộ, công nhân lao động của Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương. Công ty nhận phụng dưỡng mẹ Bể đến hết đời với mức 1 triệu đồng/tháng. Anh Vũ Trung Kiên, con trai mẹ Bể cho biết: "Tuổi tác đã cao nên sức khỏe của mẹ tôi cũng không còn tốt. Nhưng sau mỗi lần các anh chị đến thăm, mẹ đều nhắc mãi, tinh thần phấn chấn rất nhiều".

Tuy nhiên, cả tỉnh hiện vẫn còn 88 mẹ chưa được các tổ chức, cá nhân nhận chăm sóc, phụng dưỡng. Đây chủ yếu là những mẹ được phong tặng từ năm 2014 đến nay theo Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Giờ đây, cuộc sống của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống khá đủ đầy bởi những chính sách quan tâm của Nhà nước luôn đáp ứng cho các mẹ mức sống bằng và cao hơn mức bình quân chung của người dân. Nhưng dường như trong lòng các mẹ nỗi đau mất người thân vẫn còn hiện hữu. Các mẹ vẫn rất cần những cái nắm tay, những lời hỏi thăm ân cần để chia sẻ khi tuổi đã về già.

Trong một lần đến thăm, Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Được ở thôn Phương La, xã Cẩm Chế (Thanh Hà) cứ cầm chặt tay chúng tôi chẳng muốn rời ra. Mẹ Được có người con trai độc nhất là Lê Minh Hòa đã hy sinh tại chiến trường miền Nam trước ngày giải phóng. Năm 1994, mẹ Được được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Giờ đây mẹ đã 90 tuổi, sống cùng gia đình người cháu bên chồng. Thời gian qua, mẹ luôn được các cháu chăm sóc chu đáo nhưng khi trò chuyện với mẹ, chúng tôi vẫn nhận thấy một chút cô đơn tuổi già trong lòng mẹ. Dù mới gặp chúng tôi lần đầu nhưng "được lời như cởi tấm lòng", mẹ không ngừng kể về người con đã hy sinh. Đối với mẹ, liệt sĩ Hòa vẫn mãi là đứa con trai mới 17 tuổi rưỡi chào mẹ lần cuối lên đường tòng quân. Rồi từ đó vĩnh viễn mẹ không bao giờ gặp lại anh nữa. Theo lời kể của đồng đội, vì trúng bom nên thân thể anh không còn nguyên vẹn. Vì thế, mẹ cũng không thực hiện được mong ước đưa anh trở về quê hương.

Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đến thời điểm này hầu hết tuổi tác đều đã cao. Hiểu được nguyện vọng của các mẹ nên vừa qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã cùng Ủy ban MTTQ tỉnh trình Tỉnh ủy, UBND cho phép vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh nhận chăm sóc, phụng dưỡng các mẹ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2017). Mong rằng toàn xã hội sẽ cùng chung tay để chăm lo, mang thêm nhiều niềm vui ý nghĩa đến với các mẹ khi tuổi đã xế chiều.
Ở cái tuổi đáng lẽ phải làm gương cho con cháu và cộng đồng nhưng trước cám dỗ của lợi nhuận từ ma túy, họ đã bất chấp tất cả. Vướng vòng lao lý, kết cục họ nhận được là những bản án thích đáng và sự dằn vặt lương tâm khi đã bước sang phía bên kia dốc của cuộc đời.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua tu lanh hitachi , sửa chữa tủ lạnh hitachi

Chỉ Số Tiếp Cận Đất Đai Và Sử Dụng Đất (SDÐ) Ổn Định


Mặc dù đã 61 tuổi nhưng Phạm Văn Tân (ở thôn Kim Ðậu, xã Lạc Long, Kinh Môn) chưa bao giờ là tấm gương sáng để con cháu trong gia đình nhìn vào. Không làm chủ được bản thân, Tân sa vào ma túy và có tới 5 lần đi cai nghiện nhưng vẫn không đoạn tuyệt được "nàng tiên nâu". Ðể có tiền thỏa mãn cơn nghiện, Tân mua ma túy rồi đem bán lại cho các con nghiện khác kiếm lời. “Ði đêm lắm có ngày gặp ma”, sau nhiều lần trót lọt, ngày 22.2.2017, khi y đang bán heroin cho một đối tượng cùng quê thì bị lực lượng Công an huyện Kinh Môn bắt quả tang. Kiểm tra nhà ở của Tân, lực lượng công an còn thu được 32,56 g thuốc phiện, heroin và ma túy đá đóng trong nhiều túi nilon giấu ở tivi, bàn học, trong tường nhà... Tân khai mua số ma túy trên tại TP Hải Phòng với giá gần 24 triệu đồng về bán kiếm lời.

Cũng giống như Tân, Hà Thị Toán (57 tuổi, ở khu 2, thị trấn Ninh Giang) lén lút buôn bán ma túy để kiếm lời. Hành động bất lương đó của Toán đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ninh Giang phát giác. Khám xét chỗ ở của Toán, công an đã thu giữ được 0,866 g heroin. Với những tang chứng, vật chứng thu được, Toán đã bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố.

Hiện nay, đối tượng buôn bán ma túy thuộc mọi thành phần, lứa tuổi, song đáng chú ý có một nhóm không nhỏ là người cao tuổi. Nhiều người trong số đó đã từng bị tòa án tuyên phạt tù về các tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng vẫn “ngựa quen đường cũ”.

Vũ Thị Hòa (sinh năm 1954, trú tại số 21 đường Trương Hán Siêu, TP Hải Dương) có tới 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản và 1 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy. Những tưởng đó sẽ là bài học để Hòa cải tà quy chính song thị vẫn chọn buôn ma túy để kiếm tiền tiêu xài cá nhân. Khoảng 19 giờ ngày 29.8.2016, Hòa đi ô tô khách xuống TP Hải Phòng mua một gói ma túy với giá 5 triệu đồng về chia thành 40 gói nhỏ để bán kiếm lời. Sáng hôm sau, khi Hòa giấu số ma túy trên trong người rồi đi tìm người mua thì bị Ðội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hải Dương phát hiện bắt giữ. Bản án thích đáng mà Hòa nhận được là 5 năm tù giam khi đã bước sang tuổi 63.

Gần đây nhất, Phạm Thị Lụa (56 tuổi, ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) sang Hải Dương mua “2 cây” heroin với giá 32 triệu đồng về sử dụng thì bị lực lượng công an bắt giữ. Lụa đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh xử phạt 12 năm tù giam. Trước đó năm 2003, Lụa từng bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình xử phạt 7 năm tù giam về tội mua bán trái phép chất ma túy song vẫn không tỉnh ngộ.

Trước đó, dư luận từng xôn xao vụ Bùi Thị Thía (77 tuổi, ở phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng) vận chuyển hơn 75 g heroin lên Hải Dương bị cơ quan công an bắt giữ, Tòa án Nhân dân tỉnh xử phạt 17 năm tù giam. Ngày ra tòa, đứng trước vành móng ngựa, sức khỏe yếu, con gái Thía phải ở bên để giúp đỡ. Lợi nhuận từ ma túy đem lại quá lớn nên trước đó từng bị Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng tuyên phạt 10 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy, song Thía vẫn "nhắm mắt đưa chân".

Khi tội lỗi bị phát giác và phải đối mặt với cơ quan pháp luật, các bị cáo cao tuổi đều tỏ rõ sự ăn năn, hối hận và bày tỏ nguyện vọng được pháp luật khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội trở về đoàn tụ cùng gia đình. Cho dù đó là những lời nói thật thì cái giá đắt họ phải trả khi đã ở phía bên kia dốc của cuộc đời vẫn thật tàn khốc. Chắc hẳn những người con, người cháu của họ sẽ không khỏi xấu hổ với xóm làng, cộng đồng khi có đấng sinh thành như vậy.
Chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng đất (SDÐ) ổn định là một chỉ số thành phần quan trọng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachibảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành tủ lạnh hitachi               

Việc Này Nhằm Bàn Giao Tận Tay Sổ BHXH Cho NLĐ


Đẩy mạnh cải cách hành chính: Liên tiếp trong các năm 2014-2015, chỉ số tiếp cận đất đai và ổn định trong SDÐ của Hải Dương đều giảm điểm và giảm khá sâu so với năm 2013. Năm 2014, chỉ số này của Hải Dương giảm 1,63 điểm, từ 6,93 điểm (năm 2013) xuống còn 5,3 điểm. Năm 2015, chỉ số này giảm tiếp 0,15 điểm, từ 5,3 điểm xuống còn 5,15 điểm, xếp thứ 57 trong cả nước và thứ 9 trong vùng đồng bằng sông Hồng. Thực trạng đáng buồn này đòi hỏi sự vào cuộc chủ động, tích cực của ngành TNMT, các sở, ngành, địa phương liên quan.

Ông Trần Văn Hà, Trưởng Phòng Nghiệp vụ quản lý đất đai (Sở TNMT) cho biết, sở đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai những nội dung của Luật Ðất đai 2013; ban hành quy định về hạn mức giao đất, công nhận đất ở, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở; giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất; hệ số điều chỉnh giá đất... Sở còn tập trung rà soát 11 văn bản trong lĩnh vực đất đai, tham mưu UBND tỉnh bãi bỏ 5 quyết định không còn phù hợp và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cưỡng chế, thu hồi đất, trình tự các bước thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền SDÐ nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa... Yêu cầu các phòng chuyên môn tập trung rà soát, hoàn chỉnh, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, công khai minh bạch các thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDÐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký giao dịch bảo đảm. Sở TNMT đã tích cực tham mưu UBND tỉnh hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch SDÐ đến năm 2020, lập kế hoạch SDÐ kỳ cuối 2016 - 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đồng hành cùng doanh nghiệp: Một trong những thay đổi tích cực tác động đến việc tăng chỉ số tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp là việc cho thuê đất ngoài khu, cụm công nghiệp đối với những doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã cởi mở, thuận lợi hơn.

Công ty TNHH Makalot Việt Nam (Thanh Hà) đã được UBND tỉnh đồng ý mở rộng sản xuất trên diện tích khoảng 44.000 m2, giáp với khu đất doanh nghiệp đang sử dụng. Tuy nhiên, việc mở rộng gặp vướng mắc do khu đất chưa có quy hoạch chi tiết, chưa xác định ranh giới khu công nghiệp trên thực địa. Ðây là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nên nhà đầu tư không được nhận quyền SDÐ để thực hiện dự án theo quy định. Sở TNMT đã tham mưu UBND tỉnh có công văn đề nghị Bộ TNMT cho phép nhà đầu tư tự thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ về đất đai, tài sản với các hộ dân đang SDÐ. Sau đó, các cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục theo quy định hiện hành trình UBND tỉnh quyết định cho công ty thuê đất mở rộng nhà máy. Nhờ vậy, dự án mở rộng sản xuất của Công ty TNHH Makalot Việt Nam được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ. Từ trường hợp này, UBND tỉnh tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổ chức giao đất cho các Công ty TNHH SeesVina (Ninh Giang), Shint BVT (TP Hải Dương) để các doanh nghiệp này mở rộng mặt bằng sản xuất.

Ngoài tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, thời gian giải quyết thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai cũng được rút ngắn. Ðơn cử như thời gian thực hiện thẩm định hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận quyền SDÐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chỉ còn không quá 20 ngày làm việc. Thời gian đăng ký cấp bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp không quá 14 ngày làm việc. Thời gian thực hiện thủ tục thẩm định nhu cầu SDÐ rút xuống còn không quá 15 ngày, giảm 50%. Việc giao đất, cho thuê đất, thực hiện thủ tục chuyển mục đích SDÐ cũng giảm từ 15 - 20 ngày xuống còn 10 ngày, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét, xác minh, xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền...

Với nỗ lực của ngành TNMT, năm 2016 chỉ số tiếp cận đất đai là 1 trong 5 chỉ số thành phần của PCI tăng điểm, đạt 5,63 điểm, tăng 0,48 điểm so với năm 2015. Mặc dù mức tăng chưa cao như kỳ vọng nhưng là động lực để toàn ngành tiếp tục nỗ lực, cố gắng góp phần nâng cao PCI của Hải Dương.
Từ tháng 3 năm nay, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đồng loạt tổ chức rà soát, bàn giao sổ BHXH cho người lao động (NLĐ).
Việc này nhằm bàn giao tận tay sổ BHXH cho NLĐ; đồng thời, điều chỉnh, bổ sung thông tin trong sổ BHXH chính xác và khớp với cơ sở dữ liệu do cơ quan BHXH đang quản lý. Qua rà soát, cơ quan BHXH đã phát hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh, góp phần bảo đảm chế độ, chính sách cho NLĐ.

Xem thêm:hang bao hanh tu lanh hitachi, sửa chữa tủ lanh hitachi sua chua tu lanh hitachi

Đồng Chí Bí Thư Tỉnh Ủy Nguyễn Mạnh Hiển Mong Muốn Tăng Cường Mối Quan Hệ P2


Hiện nay, cơ quan BHXH các cấp của tỉnh đang tập trung rà soát sổ BHXH ở những đơn vị thuộc khối kinh doanh, sản xuất. Ngoài những đơn vị thực hiện tốt việc kê khai, đóng nộp BHXH cho NLĐ, vẫn còn nhiều đơn vị làm không tốt.

Qua rà soát, cán bộ BHXH TP Hải Dương thấy nhiều đơn vị nhập sai, thiếu chức danh nghề, công việc của NLĐ. Các đơn vị chỉ ghi chung chung là công nhân chứ không ghi cụ thể loại chức danh nghề theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Nhiều doanh nghiệp có các bộ phận sản xuất khác nhau và có NLĐ làm việc ở môi trường độc hại, nguy hiểm. Nếu không ghi đầy đủ thông tin, NLĐ không được hưởng lương, phụ cấp hoặc đóng BHXH theo vị trí công việc.

Ngoài ra, cán bộ BHXH thành phố phát hiện nhiều doanh nghiệp không đóng đúng và đủ mức lương tối thiểu vùng, lương qua đào tạo cho NLĐ. Cụ thể như từ tháng 10 - 12.2010, Công ty TNHH Sản xuất, thương mại Vinh Hòa không đóng theo mức lương tối thiếu vùng là 790.000 đồng cho NLĐ mà chỉ đóng mức 690.000 đồng; Công ty TNHH Thành Hựu không đóng đủ mức lương qua đào tạo cho một số NLĐ.

Thời gian qua, bộ phận rà soát sổ của Văn phòng BHXH tỉnh phát hiện nhiều thông tin không đúng và đủ trong sổ BHXH. Một số đơn vị hành chính, sự nghiệp không ghi quá trình tham gia công tác từ năm 1995 trở về trước vào sổ BHXH của NLĐ. Nhiều NLĐ không được ghi đúng, ghi đủ diễn biến tiền lương hoặc không được nhập vào sổ. Không ít doanh nghiệp có NLĐ sở hữu nhiều sổ BHXH và thông tin cá nhân không đúng, đủ. Nhiều NLĐ làm mất sổ, mất tờ rời...

Nguyên nhân dẫn đến những thông tin không đúng, không đủ, một phần do NLĐ kê khai không chính xác. Nhiều người mượn hồ sơ của người khác để đi làm, thay đổi công việc, địa bàn liên tục. Người làm chế độ, chính sách của một số đơn vị không nắm chắc quy định hoặc cố tình ghi không đúng, đủ thông tin. Trước đây, sổ BHXH hầu hết do chủ sử dụng lao động quản lý, dẫn đến tình trạng thất thoát, hư hỏng. Nhiều đơn vị không trả lại sổ BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động...

Ông Mạc Thanh Giang, Trưởng Phòng Cấp sổ thẻ (BHXH tỉnh) cho biết: "Khi phát hiện thấy những vướng mắc trên sổ BHXH hoặc vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách của NLĐ, cơ quan BHXH yêu cầu các đơn vị bổ sung hoàn thiện hồ sơ chứng lý. Đối với những trường hợp mất sổ, tờ rời, cơ quan sẽ xác minh nếu đủ điều kiện sẽ cấp sổ mới. BHXH cũng tích cực phối hợp các cơ quan liên quan, chủ sử dụng lao động giải quyết kịp thời những sự việc phát sinh".

Hiện nay, việc giải quyết những thông tin chưa đúng, chưa đủ liên quan đến sổ BHXH của NLĐ vẫn còn gặp khó khăn. Nhiều đơn vị chưa tích cực hợp tác để điều chỉnh, bổ sung những thông tin chưa đúng cho NLĐ. Ông Phan Nhật Minh, Giám đốc BHXH TP Hải Dương cho biết: "Một số doanh nghiệp cố tình không thực hiện những yêu cầu của BHXH thành phố về điều chỉnh những thông tin chưa đúng, chưa đủ. Nhiều đơn vị chưa thiện chí hợp tác nên việc rà soát sổ BHXH cho NLĐ còn gặp khó khăn".

Để công tác rà soát bảo đảm chất lượng và kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh, các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc đều được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ quan BHXH cung cấp cho cán bộ rà soát các tài liệu, văn bản liên quan của Đảng, Nhà nước, nhất là quy định về mức lương tối thiểu của từng thời kỳ, từng vùng, danh mục chức danh nghề. Đồng thời, tuyên truyền đến chủ sử dụng lao động, NLĐ biết được các chế độ, chính sách về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện. Ông Nguyễn Quốc Tuấn Anh, Phó Giám đốc BHXH huyện Cẩm Giàng cho biết: "Chúng tôi luôn thực hiện nghiêm các quy định cơ quan giao. Bố trí người có kinh nghiệm kèm cặp người mới để giúp nhau rà soát đúng và góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho anh em".

Thông qua đợt rà soát lần này, NLĐ không những được bảo đảm hơn về quyền lợi mà còn nâng cao hiểu biết về các chế độ, chính sách. Những vướng mắc liên quan đến chế độ BHXH được giải quyết giúp NLĐ yên tâm làm việc.
Trên tinh thần trao đổi cởi mở giữa các đồng chí lãnh đạo hai địa phương, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định Hà Nội sẵn sàng hợp tác với Hải Dương trên nhiều lĩnh vực, nhất là việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, kết nối giao thương tiêu thụ nông sản cho Hải Dương. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải hy vọng hai bên tiếp tục duy trì các chuyến thăm, các buổi làm việc để chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, điều hành, từ đó nâng tầm hợp tác giữa Hà Nội và Hải Dương lên tầm cao mới.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi ,bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Đồng Chí Bí Thư Tỉnh Ủy Nguyễn Mạnh Hiển Mong Muốn Tăng Cường Mối Quan Hệ


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đã xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao để đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho Thủ đô. Hải Dương có thể nghiên cứu lựa chọn những cán bộ y tế tiêu biểu để tham gia học tập và nghiên cứu tại trung tâm này. Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển du lịch, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng Hà Nội và Hải Dương cần hợp tác để xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối giữa hai địa phương. Đồng chí Nguyễn Đức Chung đề xuất Hà Nội và Hải Dương có thể cùng bàn để tìm giải pháp đưa nông sản tiêu thụ tại Hà Nội thuận lợi và hướng đến xuất khẩu. Để hợp tác thành công, Hải Dương cần sớm xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, tập trung, bảo đảm chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Hà Nội.

Hiện có 80 doanh nghiệp Hà Nội đầu tư, xây dựng 88 dự án tại Hải Dương, với tổng vốn đầu tư ước đạt 10.874 tỷ đồng. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư sản xuất, gia công cơ khí, sản xuất gạch tuynel, phát triển khu dân cư, đô thị… Hải Dương và Hà Nội đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đặc trưng của Hải Dương để đưa vào các kênh phân phối của Hà Nội và giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô. Hải Dương đã tham gia ký kết với Hà Nội thực hiện chương trình “Liên kết rau an toàn sông Hồng”. Trong lĩnh vực y tế, Hải Dương và Hà Nội đã thường xuyên có hoạt động trao đổi kinh nghiệm, quản lý phối hợp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ ở các tuyến bệnh viện từ tỉnh đến huyện. Công an tỉnh Hải Dương đã hợp tác hiệu quả với Công an Hà Nội khám phá thành công nhiều chuyên án hoạt động liên tỉnh.

Nhiều nơi gỗ chiếm 1/3 lòng đường gây cản trở giao thông (ảnh). Những hôm trời nắng, nhiều hộ còn phun sơn sản phẩm gỗ ngay dưới lòng đường.
Trong khi nhiều nơi trên địa bàn TP Hải Dương đang thực hiện nghiêm trật tự vỉa hè thì gần đây nhiều cơ sở làm đồ mộc tại phố Đức Minh (phường Thanh Bình) xẻ gỗ và để nguyên liệu tràn ra vỉa hè, lòng đường. Nhiều nơi gỗ chiếm 1/3 lòng đường gây cản trở giao thông (ảnh). Những hôm trời nắng, nhiều hộ còn phun sơn sản phẩm gỗ ngay dưới lòng đường. Đề nghị UBND phường Thanh Bình chấn chỉnh tình trạng trên.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển mong muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác với Hà Nội để phát huy hơn những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Chiều 9.6, đoàn đại biểu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương do đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để bàn các giải pháp hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa hai địa phương.

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi sua tu lanh hitachi  ,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Dự buổi làm việc có các đồng chí: Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh.

Các đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ngô Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội… tiếp và làm việc với đoàn.
Khẳng định vai trò hợp tác cùng phát triển giữa Hà Nội và Hải Dương, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển mong muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác với Hà Nội để phát huy hơn những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đồng thời, TP Hà Nội sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm mới trong phát triển kinh tế-xã hội với Hải Dương. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển đề nghị trong thời gian tới Hà Nội tiếp tục phối hợp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong khai thác các dự án đầu tư. Hải Dương sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp Hà Nội về đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Hải Dương. Sự hợp tác toàn diện và sâu rộng giữa hai địa phương sẽ tạo động lực để Hải Dương cũng như Hà Nội cùng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái mong muốn Hà Nội tiếp tục tích cực hợp tác giúp Hải Dương tiêu thụ nông sản, nhất là vải quả. Nhấn mạnh về tiềm năng du lịch của Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái mong muốn sớm xây dựng con đường du lịch từ Hà Nội về Hải Dương. Trong lĩnh vực đầu tư, đồng chí Nguyễn Dương Thái đề nghị Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển các cụm công nghiệp và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, Hải Dương cũng mong muốn Hà Nội trao đổi những cách làm hay trong phát triển y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác

Dù là một dân chơi sành sỏi nhưng K. phải thừa nhận với tôi rằng chưa bao giờ anh và các bạn bị móc túi “đau” như vậy. Cũng theo lời K. chia sẻ thì các quán hát đều có nhiều mánh khóe để móc tiền khách hàng. Cầm đầu những thủ đoạn này chính là những nhân viên phục vụ kiêm bảo kê quán.
Nguyễn Xuân V. (30 tuổi) quê ở huyện Nam Sách đã từng làm quản lý cho một quán karaoke ở phường Tân Bình (TP Hải Dương) chia sẻ: “Kiểu làm ăn chộp giật để móc túi khách hàng là chuyện thường ngày tại những quán karaoke đèn mờ, quán hát xa trung tâm vì ở đây vắng khách và đối với những khách đến đây thì hát chỉ là cái cớ. Còn tại những quán hát giải trí lành mạnh thì không bao giờ có hiện tượng này”.

Nhiều Thương Lái Đến Các Xã Của Huyện Kim Thành Để Thu Mua Thóc Nếp P2


Theo tìm hiểu, tiền hát bao gồm các dịch vụ: hát, đồ uống, đồ ăn vặt, thuốc lá… Hóa đơn được tính trên tổng số dịch vụ khách hàng sử dụng thực tế. Nếu có nhân viên phục vụ bia và hát thì sẽ tính gộp với giá từ 100.000-200.000 đồng/người/tiếng. Tuy nhiên, một số quán hát do buông lỏng quản lý để nhân viên quản lý câu kết với tiếp viên móc túi khách hàng bằng nhiều chiêu trò. Phổ biến và dễ lừa nhất là những khách hàng nam giới. Khi đã say khướt, nhân viên sẽ yêu cầu tiếp viên bóc, mở thật nhiều đồ ăn, gọi nhiều đồ uống. Thậm chí, họ trà trộn cả vỏ bia đã sử dụng vào két bia mới để mời khách. Đến khi khách  say thì không thể biết được mình đã uống bao nhiêu chai.

Một trong những ngón nghề hiệu quả nhất là nâng giá đồ ăn, uống. Ví dụ: một chai bia Sài Gòn thường được bán với giá 15.000 đồng. Nhưng một số nhân viên đã tự ý nâng giá lên thành 20.000-30.000 đồng/chai. Như vậy, số tiền mà nhân viên hưởng lợi sau một đêm hát sẽ khó có thể tính nổi. Số tiền này sẽ được nhân viên phục vụ và tiếp viên chia theo tỷ lệ 50-50 hoặc 40-60 tùy theo thỏa thuận.

Không chỉ hưởng lợi từ việc móc túi khách hàng, nhân viên quản lý, nhân viên phục vụ còn có thể kiếm chác thêm từ việc cung ứng dịch vụ tiếp viên, gái gọi khi khách có yêu cầu. Để làm được việc này, họ phải là đệ tử ruột của chủ quán hoặc đối tượng bảo kê cài cắm vào.

Sau 5 năm vừa làm nhân viên phòng, vừa bảo kê tiếp viên cho một quán hát ở TP Hải Dương, Nghiệp (30 tuổi) thừa kinh nghiệm để biết hết những mánh khóe này. Theo lời Nghiệp, những cô tiếp viên muốn phục vụ khách đều phải được sự đồng ý hoặc được nhân viên điều qua điện thoại. Một giờ hát, tiếp viên phải chi cho những đối tượng này từ 30.000-50.000 đồng. Nếu khách có nhu cầu khác, được chi thêm, tiếp viên phải chi cho họ 1/3 số tiền được hưởng. Nếu không thực hiện, các cô tiếp viên, gái phòng hát sẽ không có khách hoặc không được phép hoạt động trên địa bàn của quán. Trường hợp không nghe lời sẽ bị xử theo “luật riêng”.

Môi trường làm việc phức tạp, luôn phải tiếp xúc với những tệ nạn xã hội và cạm bẫy khiến nhân viên làm nghề này không mấy ai trụ được lâu. Đã có trường hợp phải trả giá cho việc mình làm.

Nghiệp tâm sự: “Chủ quán, dân xã hội và ngay cả đội ngũ tiếp viên vẫn chỉ coi những người như chúng tôi là kền kền ăn xác thối". Bởi vì muốn làm việc thì họ phải phục tùng theo chỉ thị của chủ. Họ phải theo dõi, quản lý mọi hoạt động của tiếp viên để thu tiền, một phần họ hưởng, một phần nộp lại cho chủ. Nhiều người từ hiền lành đã trở thành tay sai, trợ thủ đắc lực cho các ông trùm.
 
Nghiệp vẫn nhớ về trường hợp của một người em tên là Văn, cùng quê. 3 năm trước, lúc ấy Văn mới 21 tuổi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Văn phải lên thành phố để làm thuê kiếm sống. Cậu xin vào làm nhân viên phục vụ phòng cho một quán hát. Ở đây, cậu được yêu cầu điều tiết hoạt động của nữ tiếp viên hát. Không chỉ vậy, khi khách có nhu cầu “bay”, Văn cũng là người nhập ma túy cho khách sử dụng. Một thời gian sau, Văn được chủ quán và nhân viên tin tưởng vì cậu rất được việc. Kiếm tiền dễ dàng, lại gần gũi môi trường ăn chơi thác loạn đã khiến Văn rơi vào chính vòng xoáy ấy. Văn đã cặp kè với một tiếp viên hơn mình đến 5 tuổi. Rồi chẳng bao lâu cậu dính vào nghiện ngập. Số tiền kiếm được một ngày cũng không đủ chi trả cho các cuộc thác loạn với nhóm bạn bè. Vì vậy, Văn đã phải vay nợ của giới giang hồ. Số tiền lãi ngày một cao, không có khả năng chi trả, Văn và người tình phải trốn đi biệt tích đến nay vẫn không rõ nơi ở, để lại nỗi đau và gánh nặng trả nợ cho gia đình. Có lẽ vì nguyên nhân này mà Nghiệp cũng quyết định từ bỏ công việc của mình, trở về quê làm thuê cho một nhà hàng ăn uống.