Hạt Đường Bộ 3 Hiện Đang Quản Lý Tuyến Đường 391 P2

Leave a Comment
Cũng như đồng nghiệp ở nhiều nơi, để có hàng cây vững chãi như bây giờ, chị Thau đã phải nhọc nhằn qua bao mùa mưa nắng. Theo lời chị, để có được một cây xanh khỏe khoắn, lớn nhanh thì thời gian đầu phải cực nhọc giống như người mẹ nuôi con mọn. Trước tiên phải chọn giống tốt, thân thẳng, mỡ màng. Sau khi chăng dây thẳng hàng, cứ 1,5 m thì đào 1 hố. Để hố trống từ 3 - 5 ngày cho đất thoát hơi thì cho bùn xuống đáy. Cây con phải tỉa lá, chỉ để lá ở phần gần ngọn, bóc nilon ở bầu rồi mới cho xuống hố rồi vun đất nhỏ. Trồng xong phải lấy tre nứa cắm xuống để buộc dây cố định. Cây mới trồng mỗi ngày phải tưới một lần... Thế nên chị rất xót xa khi cây mới bén rễ, hồi xanh đã bị người dân phá hoại. Hàng cây do chị Thau quản lý hầu hết hai bên là cánh đồng nên bị phá nhiều lần. Người dân phá để làm lối lên xuống ruộng.  Có chỗ  bị nhổ vì sợ lá cây rụng làm chết lúa, hoa màu. Có đoạn, 38 cây bạch đàn qua một gia đình phải trồng đi trồng lại suốt 3 năm. Cứ trồng hôm trước thì hôm sau bị nhổ.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành hitachi

Hạt Đường Bộ 3 Hiện Đang Quản Lý Tuyến Đường 391


Bây giờ, để bớt đi cực nhọc ở khâu rẫy cỏ, nhiều người đã tự bỏ tiền mua máy. Để có một chiếc máy cắt cỏ, chị Thau đã phải trích ra gần 2 tháng lương, chưa kể tiền xăng chạy máy. Chị Thau cười hồn hậu:

- Máy cắt cỏ không nặng nhưng đeo suốt ngày, từ ngày này sang ngày khác, khi hoạt động thì rung lắc mạnh nên mỗi đợt rẫy cỏ xong ai cũng ê ẩm như bị đánh. Chưa kể khi cắt đá sỏi từ trong cỏ bắn lên làm chân tay bầm tím.

Mắt ánh lên niềm vui, chị Thau bảo công việc không đến nỗi nhàm chán như nhiều người nghĩ. Những lúc giải lao, các công nhân lại bấm điện thoại í ới hỏi nhau đã cắt được nhiều chưa, đang làm ở đâu? Vui nhất là khi công nhân được tập trung cùng láng vá nhựa, rào chắn đường... Còn thông thường, việc ai người nấy làm. Công nhân các Hạt Đường bộ làm một mình thành quen, chỉ có cây cỏ, côn trùng làm bạn.

- Có lúc buột miệng nói chuyện... với gốc cây anh ạ. Nhiều lúc chỉ sợ làm một mình nhiều rồi trở thành lẩm cẩm - chị Thau cười vui vẻ.

Lúc tôi tạm biệt để chị Thau tiếp tục công việc của mình thì trời lại đổ thêm cơn mưa chiều. Chị cười bảo cũng sắp nghỉ để về nấu cơm cho cậu con trai duy nhất sắp đi học về. Tôi thầm cảm phục chị, chỉ với hơn 3 triệu đồng tiền lương mỗi tháng lại nuôi con học hành nhưng chị vẫn tâm huyết với nghề. Và có những công nhân như chị Thau thì sẽ có thêm nhiều hơn nữa những con đường màu xanh trên mảnh đất này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét