Hội phụ nữ xã Nam Chính đã và đang tích cực trồng hoa làm đẹp cảnh quan môi trường làng, xã. Phát huy vai trò của hội phụ nữ việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, xứng đáng là nơi được đón Bác Hồ về thăm, đồng thời nhằm góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông mới, Hội phụ nữ xã Nam Chính đã huy động cán bộ, hội viên ở 5 chi hội tiến hành trồng hoa dọc 2 bên đường "phụ nữ tự quản" dài gần 2km nối từ thôn Bịch Tây đến thôn Hoàng Xá. Hoa được trồng là hoa mười giờ. Hội đã vận động hội viên ủng hộ trên 4 tạ cây hoa giống, đồng thời đóng góp, ủng hộ kinh phí để mua 1 tạ cây hoa giống từ tỉnh Nam Định về trồng.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Minh Tân Tổ Chức Gặp Mặt Chung Tay, Góp Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới


Để có được “con đường hoa này”, hội đã vận động mỗi cán bộ hội viên đóng góp ít nhất 2 ngày công và 10 nghìn đồng để mua giống, mua phân bón, trồng hoa; đồng thời phân công hội viên thường xuyên nhổ cỏ, chăm sóc, bón phân hàng tuần. Sau gần 2 tháng chăm, trồng, đến nay cây đã lan dầy và ra hoa đẹp khoe sắc.
Vụ đông năm nay, xã Kim Tân (Kim Thành) trồng 30 ha cải bắp được bao tiêu sản phẩm.
Cải bắp đạt chất lượng theo quy định sẽ được HTX Dịch vụ nông nghiệp xã thu mua theo giá cam kết và bán lại cho Viện Cây lương thực và cây thực phẩm để xuất khẩu. Đây là lần đầu tiên xã Kim Tân trồng cải bắp được bao tiêu sản phẩm.
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm sẽ hỗ trợ nông dân tiền giống 3 triệu đồng/ha, 1 triệu đồng/ha tiền thuốc bảo vệ thực vật. Trong quá trình trồng, đơn vị sẽ cử kỹ sư xuống hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc để bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sáng ngày 18/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Nam Sách phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện khai mạc lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho trên 100 học viên là Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện.
Trong 05 ngày, các học viên được nghiên cứu các chuyên đề: Chiến lược Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay; những vấn đề cơ bản về tổ chức hoạt động, các mối quan hệ của MTTQ Việt Nam; Hiến pháp năm 2013 và nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước; triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”. Bên cạnh đó, các học viên còn được thảo luận và trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực và kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ Mặt trận ở cơ sở.

Thông qua lớp bồi dưỡng, giúp đội ngũ cán bộ Mặt trận ở cơ sở nắm vững và cập nhật thêm những kiến thức cơ bản về công tác MTTQ, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sáng 10/9, xã Minh Tân tổ chức gặp mặt "Chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới" với sự tham gia của những người con quê hương, các doanh nghiệp trên địa bàn. Các đồng chí: Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện đến dự buổi gặp mặt.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi, sửa tủ lạnh samsung

Măng Tây Được Trồng Ở Hải Dương Chỉ Trong Mấy Năm Trở Lại Đây


Các đồng chí: Nguyễn Phúc Hoài - Nguyên Cục trưởng Cục an ninh quân đội; Nguyễn Quang Tính - Nguyên Cục trưởng Cục phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Nguyễn Thị Oanh - Nguyên Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tỉnh; Vương Văn Thanh - Nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện là những người con quê hương của xã Minh Tân đã về dự.
Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2016, xã Minh Tân đã đạt 15/19 tiêu chí, 4 tiêu chí đang phấn đấu hoàn thành từ nay đến cuối năm 2017 gồm: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa và thu nhập. Hiện nay, Minh Tân đang triển khai kế hoạch làm đường trục xã với chiều dài hơn 1 km, chiều rộng 7 mét, đồng thời hoàn thành các tuyến đường trong thôn đã giải tỏa để mở rộng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu tham gia ý kiến, bàn các giải pháp nhằm giúp Minh Tân về đích nông thôn mới năm 2017 theo kế hoạch đã đề ra.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy bày tỏ sự trân trọng đối với tình cảm của những người con quê hương Minh Tân đang sinh sống, công tác ở nhiều nơi đã về dự buổi gặp mặt ý nghĩa do xã Minh Tân tổ chức. Đây là sự thể hiện tình cảm, trách nhiệm của những người con hướng về quê hương. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cũng ghi nhận sự chung tay, góp sức của con em quê hương Nam Sách ở mọi miền Tổ quốc nói chung và những người con của quê hương xã Minh Tân trong việc tham gia tích cực cùng địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Lê Quang Thụ nhấn mạnh, đối các xã xây dựng nông thôn mới, trong đó có xã Minh Tân, huyện luôn quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đồng thời có hỗ trợ. Thời gian tới, Minh Tân cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xã hội hóa huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh sự quyết tâm sự đồng tình đóng góp của nhân dân thì cần có sự chung tay ủng hộ của con em quê hương…
Măng tây được trồng ở Hải Dương chỉ trong mấy năm trở lại đây song đã bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây rau màu truyền thống.
Những năm gần đây, cây rau màu truyền thống ở xã Đức Chính (Cẩm Giàng) chủ yếu vẫn là cây cà rốt vụ đông và các loại rau dưa vụ xuân hè. Cây măng tây chỉ mới được trồng trên đất Đức Chính trong vòng hai năm, nhưng qua thực tế từ mô hình trồng măng tây của gia đình ông Trần Mạnh Chử, thôn Xuân Kiều, xã Đức Chính, đây thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cách đây hai năm, qua tìm hiểu thấy cây măng tây cho hiệu quả kinh tế cao, ông Chử đã quyết tâm chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng cà rốt sang trồng măng tây. Ông mày mò lên Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội) tìm mua cây giống, học hỏi kinh nghiệm từ đài, báo và tìm đến công ty chuyên về măng tây để được chuyển giao kỹ thuật. Chi phí ban đầu ước tính đầu tư khoảng 400 triệu đồng để cải tạo vườn, mua cây giống, thiết kế hệ thống giàn tưới tự động. Nếu như năm 2015, năng suất cây măng tây chỉ từ 0,5kg - 1kg/sào, thì năm 2016, năng suất đã tăng gấp đôi, trung bình cho 2kg/sào trở lên. Với giá bán buôn tại vườn bình quân khoảng 70.000 đồng/kg, vườn măng tây đã cho mang lại doanh thu tiền triệu mỗi ngày cho gia đình ông.

Xem thêm:  trạm bảo hành tủ lạnh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Đó Là Khu Rừng Nằm Xung Quanh Chùa Thanh Mai

Anh Phan Duy Thanh (thôn Chí Linh 2, xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh) cũng là người đầu tiên ở xã mạnh dạn trồng măng tây. Bước đầu, vườn măng tây đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho gia đình anh. Năm 2014, anh Thanh dành 1 ha trồng cây măng tây. Với giá bán hiện tại từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, mỗi ngày anh thu khoảng 1 triệu đồng từ vườn măng. "Đầu tư ban đầu cho 1 ha này mất khoảng 300 triệu đồng. Đến khi cây cho thu hoạch, có doanh nghiệp về thu mua tận vườn với giá cam kết. Chúng tôi không phải lo đầu ra. Lợi nhuận thì cao gấp đôi, gấp ba lần các loại cây màu khác", anh Thanh cho biết.

Xã Nhân Huệ có 550 ha đất tự nhiên; trong đó, 230 ha đất nông nghiệp. Từ bao năm nay, thu nhập chính của người dân vẫn từ trồng lúa và các cây rau màu truyền thống như cà chua, bắp cải, cà rốt, đậu tương. Mới đây, thấy mô hình măng tây của gia đình anh Thanh đem lại hiệu quả, nên nhiều doanh nghiệp đã ngỏ ý hỗ trợ đầu tư, cam kết thu mua sản phẩm và xã rất muốn nhân rộng, Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, rất khó mở rộng mô hình bởi phía công ty bao tiêu sản phẩm yêu cầu phải bảo đảm diện tích trên 1 ha mới lựa chọn đầu tư.

Để giải quyết khó khăn trên, năm 2016 – 2017, Hội Nông dân thị xã Chí Linh tổ chức thực hiện đề tài Xây dựng mô hình trồng cây măng tây xanh trên địa bàn thị xã Chí Linh. Mô hình được thực hiện với quy mô 90.000 cây măng tây xanh được trồng trên diện tích 3,5 ha ở xã Đồng Lạc và 2,5 ha ở xã Nhân Huệ. Sau 3 tháng trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, măng tây xanh bắt đầu cho thu hoạch. Năng suất đạt 10 - 15 tấn/ha, lãi 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Loại măng này của bà con đều được doanh nghiệp bao tiêu với giá hiện nay là 50.000 đồng/kg.
   
Sau hai năm thực hiện đề tài, chính quyền xã Nhân Huệ và bà con tham gia mô hình đã khẳng định hiệu quả kinh tế của cây măng tây so với các loại cây rau màu vẫn được trồng tại địa phương. Tuy nhiên, để mô hình phát huy hiệu quả, bà con nông dân cần sự chuyển giao khoa học, kỹ thuật, cung cấp quy trình sản xuất hoàn thiện, trợ giá giống. Các cơ quan chuyên môn khuyến cáo bà con cần thực hiện đúng quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm; đồng thời, thực hiện nghiêm việc sử dụng phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để sản xuất bền vững, tạo sản phẩm sạch, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề tài để có kế hoạch triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Đó là khu rừng nằm xung quanh chùa Thanh Mai, một di tích thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) do Thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329 trên núi Tam Ban.
Gọi là Tam Ban vì có ba cấp núi nối liền nhau thuộc ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất, cao khoảng 200 m. Chùa cách quốc lộ 18 khoảng 12 km, cách phường Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bao hanh tu lanh samsung     

Hơn 30 Năm Đồng Hành Với Ngành Giáo Dục Hải Dương


Cây cổ thụ chính làm nên phong cảnh ở đây được người địa phương gọi là cây phong. Quanh chùa hiện có 3-4 gốc cây phong cổ thụ 2 người ôm. Còn những cây có kích thước 1 người ôm thì không đếm xuể. Các cây này chỉ mọc ở núi Tam Ban và phân bố nhiều ở sườn phía nam nơi chùa tọa lạc. Ở các ngọn núi bên cạnh không hề có. Có thể một phần vì vẻ đẹp của rừng phong này mà xưa kia các thiền sư đã lựa chọn để dựng ngôi chùa.

Hằng năm, cứ vào độ cuối thu đầu đông, lá cây phong chuyển sang màu vàng, rồi đỏ rực và rụng xuống. Năm nào mùa đông càng lạnh thì lá càng đỏ rực rỡ. Nguyễn Du chắc đã cảm xúc trước màu đỏ về mùa thu của loại cây này chăng nên đã viết:

Người lên ngựa, kẻ chia bào. Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san.Khi lấy mẫu về tra cứu thì thấy tên gọi chính xác của cây này là sau sau có tên khoa học là: Liquidambar formosana. Chúng khác với cây phong ôn đới (mà lá chúng được dùng cho quốc kỳ của Canada) về chi, về họ và về cả bộ thực vật.

Cây sau sau còn tiết ra một loại nhựa thơm đặc biệt. Do đó, rừng sau sau thơm ngát quanh chùa Thanh Mai đã tạo cho nơi đây một cảnh sắc và hương vị tuyệt vời vào mỗi độ thu tới, đông về. Cây sau sau có ưu thế hơn cây phong ôn đới ở chỗ khi đâm lộc vào mùa xuân lá non lại đỏ rực rỡ một lần nữa và từ rễ đến lá, hoa, quả, cả nhựa nữa đều có thể làm thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm.

Loại cổ thụ thứ hai là cây vải rừng hay cây tu hú, được coi như là tổ tiên của cây vải thiều đang trồng. Cách đây hơn chục năm, Viện Tài nguyên thực vật đã về đây đo toạ độ của các cây cổ thụ này để làm dự án bảo vệ chúng, nhằm đề phòng cây vải thiều sau này thoái hoá đi thì từ nguồn gen của cây tu hú, chúng ta có thể phục tráng chúng.

Trên mặt bằng của chùa Thanh Mai có tới chục cây tu hú gần nghìn năm tuổi. Mỗi cây thân to tới 2 người ôm. Đáng tiếc là một cây ngay trên sân chùa đã bị chết, vết gốc cây để  lại  còn to hơn chiếc mâm. Tu hú cho quả chín trước cây vải trồng nhưng cùi mỏng, ăn chua và ít nước. Gần chục cây còn lại đã khép tán, tạo bóng mát cho khuôn viên chùa. Điều đáng báo động là một số cây do thiếu chăm sóc nên hoặc bị cây tầm gửi ký sinh um tùm hoặc bị mối xông làm chết từng cành một.
Hai loài cây trên từng là tiêu chí để chọn chỗ cho chùa toạ lạc nên chắc chắn có niên đại cao hơn tuổi ngôi chùa .
Ngoài ra, chùa còn có những cây cổ thụ vẫn trường tồn và cho hoa quả ngày cành sung mãn hơn, xứng đáng là những "kỳ hoa dị thảo". Trong đó, phải kể đến cây thị cổ thụ có thân 2 người ôm. Mỗi mùa thị chín, quả rụng xuống nhiều vô kể, đến mức đem thắp hương, phát lộc không hết, dọn không xuể, thường phủ như dát vàng ở gốc cây.

Cây vả cổ thụ vào mùa thu, quả vả như trát vào thân suốt từ gốc đến ngọn, khiến mọi người có cảm giác như có ai đem một sọt quả đổ từ ngọn cây xuống đến gốc vậy. Quả vả khi chín có màu đỏ, ăn ngọt và còn tác dụng như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Cây khế cổ thụ có thân không cao nhưng xoè tán rộng, đặc biệt vào mùa thu, quả nhiều rủng rỉnh đầy cành. Cây thấp nên vươn người lên là hái được quả. Quả chín mọng nước và ngọt dịu. Điều lạ là cây già nhưng quả không hề cỗi và thường còn to hơn quả khế bình thường. Ngoài ra, còn có các cây cổ thụ khác như các cây đại, tre, trúc và nhiều cây rừng khác cũng nhờ sự linh thiêng của ngôi chùa mà còn giữ lại được.

Di tích chùa Thanh Mai vì trải qua các biến cố lịch sử và sự tàn phá của thiên nhiên, ngôi chùa cổ đã đổ, nhiều cổ vật bị mất mát và hư hại. Năm 1992 chùa Thanh Mai đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Dù vậy, do quy mô nhỏ hẹp, lại ở nơi heo hút, nên ngôi chùa còn ít người biết đến. Bù lại, ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn "Viên Thông bảo tháp" (có chứa xá lị thiền sư Pháp Loa), bia "Thanh Mai viên thông tháp bi" và đặc biệt khu rừng cổ thụ độc đáo trong khuôn viên và xung quanh chùa.

Hằng năm, nhân dân thường tổ chức hội chùa vào ngày giỗ của Thiền sư Pháp Loa (từ mùng 1 - 3.3 âm lịch). Rừng núi Tam Ban vừa có chùa linh thiêng, lại có rừng cổ thụ và gần đây đường giao thông đã thuận tiện, nếu khai thác thêm được vẻ đẹp và sự hấp dẫn của các cổ thụ "kỳ hoa dị thảo" trên, chắc chắn thắng cảnh chùa Thanh Mai sẽ trở thành điểm đến quanh năm hấp dẫn.
Hơn 30 năm đồng hành với ngành giáo dục Hải Dương trong cung cấp bảo hiểm thân thể (BHTT) học sinh, giáo viên, nhưng đến nay Bảo Việt có thêm nhiều đối thủ.
Giành giật thị phần:  Một số lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đều cho rằng thị trường BHTT học sinh, giáo viên trong năm học 2017-2018 sẽ nóng hơn. Nguyên nhân là do có thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm tham gia như Bảo Long (AAA), Bảo hiểm Quân đội (MIC), Bảo hiểm Hàng không (VNI)... Phí tham gia BHTT năm học mới được các doanh nghiệp dự kiến khoảng 150.000 đồng/học sinh/năm. Như vậy, tổng số tiền BHTT học đường trên địa bàn tỉnh có thể đạt hơn 65 tỷ đồng, tăng khoảng 33% so với năm học trước.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam sua tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     

Nguyệt Khai Nhận Vận Chuyển Thuê Số Heroin Trên Cho Một Phụ Nữ Tên Thảo


Với thế mạnh có hệ thống văn phòng giao dịch rộng khắp các huyện, thị xã, thành phố, Bảo Việt Hải Dương tăng cường tiếp cận các trường học để giữ thị phần. Một lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết: "Mọi việc rất khó nói trước. Chúng tôi đã gặp trường hợp khi chuẩn bị ký hợp đồng thì họ lại thay đổi vì hiệu trưởng có người nhà cũng làm BHTT".

Các doanh nghiệp nhỏ hơn và đến sau cũng tập trung giữ thị phần. Nếu Bảo hiểm PJICO Hải Dương tập trung  ở huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng thì Bảo Minh chú trọng vào địa bàn thị xã Chí Linh... Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI) Hải Dương cho biết: "Ngoài giữ vững thị phần trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, một phần thị xã Chí Linh, TP Hải Dương, năm học này chúng tôi đã khai thác thêm các huyện Thanh Miện, Cẩm Giàng...". Nhiều trường ở TP Hải Dương được đồng thời 2-3 doanh nghiệp chào mời cung cấp BHTT học sinh, giáo viên.

Trong năm học 2016-2017, thị phần BHTT học đường của Bảo Việt chỉ còn gần 72%, giảm 8% so với năm học 2015-2016; PVI chiếm khoảng 11,5%, giảm gần 2% so với năm học trước. Trong khi đó, Bảo Minh, Bảo hiểm PJCO chiếm từ 7 - 9%, tăng 2-3%, còn lại là Bảo bưu PTI...
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2015-2016, tỉnh ta có 938 trường với hơn 330.000 học sinh THCS, tiểu học, mầm non tham gia bảo hiểm với mức phí 100.000 đồng/năm/học sinh. Cùng với đó là khoảng 100.000 học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, sinh viên, cán bộ, giáo viên tham gia bảo hiểm với mức phí 150.000 đồng/người/năm.

Cần cạnh tranh lành mạnh: Cạnh tranh trên thị trường BHTT luôn diễn ra quyết liệt. Chính vì các điều khoản, phí bảo hiểm giữa các công ty tương đồng nhau nên quyền lợi bảo hiểm luôn là một biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp giành giật thị phần.

Cùng mức phí 150.000 đồng/người/năm nhưng mức chi trả quyền lợi tối đa lại dao động từ 17 - 22 triệu đồng/trường hợp tùy từng doanh nghiệp. Theo đại diện PVI Hải Dương, để tiếp cận được các trường học ở Thanh Miện, doanh nghiệp phải chấp nhận giữ mức phí tham gia BHTT 100.000 đồng/học sinh như đối với các vùng sâu, xa, khó khăn. Bên cạnh đó là cạnh tranh bằng tỷ lệ chi phí để lại hỗ trợ cho nhà trường thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Nhiều doanh nghiệp còn miễn giảm phí bảo hiểm cho học sinh, giáo viên thuộc đối tượng chính sách xã hội… Ông Nguyễn Văn Duân, Giám đốc PJICO Hải Dương cho biết: "Để hỗ trợ khách hàng, năm học này chúng tôi tăng mức chi trả từ 85.000 đồng lên 100.000 đồng cho 1 ngày nằm viện".

Để cung cấp BHTT học sinh, giáo viên, nếu các huyện đều có 2 doanh nghiệp bảo hiểm thì thị xã Chí Linh hiện có 4 doanh nghiệp và TP Hải Dương tới 6-7 doanh nghiệp tiếp cận các trường học. Bà Nguyễn Thị Phượng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Chí Linh cho rằng, BHTT học sinh, giáo viên mang tính chất tự nguyện. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này cần cạnh tranh lành mạnh bằng các tạo dựng thương hiệu tốt, có cách làm hiệu quả và chú trọng quyền lợi của khách hàng.