Vụ tai nạn làm 20 m thành cầu rơi xuống sông

Leave a Comment
Lúc 1 giờ 45 ngày 30.10, một chiếc xe tải 11 tấn đã đâm đổ lan can cầu Bình rồi lao thẳng xuống sông Kinh Thầy từ khoảng cách 15 m so với mặt nước.
Chiếc xe do anh Trần Văn Giáp, sinh năm 1981, ở thôn An Thường, Nam Chính (Nam Sách) lái. Xe  11 tấn, biển kiểm soát 34C-112.79 đi hướng Chí Linh - Nam Sách đã bất ngờ mất lái, đâm đổ lan can cầu Bình trên quốc lộ 37 đoạn xã Đồng Lạc (Chí Linh) rồi lao thẳng xuống sông Kinh Thầy.
Anh Giáp không bị thương, mở cửa xe bơi được vào bờ.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành hitachi

Ủy Ban MTTQ Tỉnh Đã Triển Khai Xây Dựng Mô Hình Điểm


Vụ tai nạn làm 20 m thành cầu rơi xuống sông. Đến 10 giờ 30 cùng ngày, chiều đường Chí Linh - Nam Sách vẫn bị ùn tắc. Lực lượng cứu hộ khẩn trương trục vớt chiếc xe.Theo đại diện Đội Cảnh sát giao thông Công an thị xã Chí Linh, anh Giáp khai nguyên nhân tai nạn do va chạm với một ô tô đi ngược chiều.
Công nhân Hạt Đường bộ trồng cây xanh bên đường cũng giống như những người mẹ nuôi con. Họ chăm bẵm cây xanh từ tấm bé, cũng lo lắng, nâng niu và bảo vệ từng nhành cây, chiếc lá.
Công nhân Hạt Đường bộ trồng cây xanh bên đường cũng giống như những người mẹ nuôi con. Họ chăm bẵm cây xanh từ tấm bé, cũng lo lắng, nâng niu và bảo vệ từng nhành cây, chiếc lá.
Coi hàng cây như mảnh vườn nhà: Ở Hạt Đường bộ 3 (Công ty CP Cầu đường bộ Hải Dương), chị Nguyễn Thị Thanh Hải được đồng nghiệp gọi là "chuyên gia đối ngoại". Chị làm dân vận tốt nên quen hầu hết nhà dân ven đoạn đường 391 có hàng cây chị quản lý.

- Nếu người dân ủng hộ thì công nhân bớt phần vất vả. Họ ủng hộ bằng cách không xâm phạm hành lang và giúp mình bảo vệ cây xanh.

Chị Hải bắt đầu câu chuyện với tôi như thế. Chị sinh năm 1974, quê ở xã Quang Khải (Tứ Kỳ), hiện là công nhân bậc 3. Hằng ngày, cứ tinh mơ là chị Hải dắt xe ra khỏi nhà cho đến tối mịt mới về. Hãn hữu lắm mới có hôm chị tạt về nhà lúc buổi trưa để sắp cho chồng con một bữa cơm. Quãng đường từ nhà đến cơ quan chỉ chừng 4 km, nhưng những ngày này nước lớn, đò Đồn ngừng hoạt động nên chị phải đi vòng quãng đường dài gấp đôi. Mười năm trước, chị Hải bắt đầu làm công nhân đường bộ3. Cũng ngần ấy năm, thời gian chị gắn với các tuyến đường, đi kiểm tra dọc những hàng cây còn nhiều hơn ở nhà. Gần 2.000 cây bạch đàn do chị trồng dạo trước giờ đã xanh thẫm một màu. Nhiều đoạn cây sum suê khép tán. Để có những hàng cây như thế, chị kể đã không biết bao lần phải trồng dặm bổ sung. Cây tự chết thì ít, còn chết do người dân phun thuốc trừ cỏ, đốt rơm, đốt rạ thì nhiều. Đã có lần, anh em công nhân phải hò nhau đi chữa cháy. Lá bạch đàn có tinh dầu nên cháy lên tận ngọn. Dập lửa xong, mắt ai cũng cay xè vì khói, vì tiếc hàng cây.

Cây chết do nhiều lý do, nhưng chết vì người dân phá hoại là điều khiến công nhân trăn trở nhất. Nhiều người băn khoăn: "Cây thì công nhân trồng, bỏ công chăm sóc, còn bóng mát, cảnh quan môi trường thì người dân hưởng lợi, nhưng ở nhiều nơi cây xanh vẫn bị phá không thương tiếc". Đầu năm ngoái, ở lý trình 21+500 đường tỉnh 392 qua xã Đức Xương (Gia Lộc), hễ trồng hôm trước thì hôm sau bạch đàn bị nhổ vứt xuống mương nước cạnh đường. Công nhân thì không thể trông nom cả ngày đêm nên sáng hôm sau đến chỉ biết vớt lên trồng lại. Mấy lần như thế, có đến 280 cây bị nhổ...

Với công nhân Hạt Đường bộ, những hàng cây đều được họ coi như mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Không chỉ rẫy cỏ, tỉa cành, công nhân còn sắm vai "kỹ sư lâm nghiệp" khi họ tự truyền cho nhau thuộc lòng đặc tính, bệnh lý của từng giống cây, loại bệnh. Cây cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng, lá gỉ sắt, thân nấm mốc... thì phải biết ngay cần bón phân nào, phun loại thuốc gì. Có những công nhân nữ vốn dĩ thấy sâu bọ là co rúm người vào, nhưng lúc cây bị sâu phá hoại thì chẳng ngại ngần gì.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét