Hạt Đường bộ 3 hiện đang quản lý tuyến đường 391

Leave a Comment
Hạt Đường bộ 3 hiện đang quản lý tuyến đường 391, 392 và một phần đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Vì có những công nhân yêu nghề như thế nên cả 3 tuyến có tổng chiều dài gần 100 km ấy, thì có đến 90% đã được những hàng keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn, xà cừ, phi lao che phủ.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Vụ Tai Nạn Làm 20 M Thành Cầu Rơi Xuống Sông

Công nhân ở các Hạt Đường bộ không chỉ có mỗi công việc trồng và chăm sóc cây xanh, họ còn có nhiệm vụ nặng nề hơn nữa là quản lý, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường và hệ thống cọc tiêu, biển báo. Thành ra họ chẳng mấy khi ngơi nghỉ. Theo lời chị Hồi, cán bộ thống kê, an toàn kỹ thuật cũng ở Hạt Đường bộ 3, với đặc thù nữ nhiều, nam ít nên chị em ở các hạt nhiều lúc phải gánh vác cả công việc nặng nhọc của cánh đàn ông. Khi cần khơi thông rãnh nước ven đường, mấy nữ công nhân dùng xà beng "dô hò" lật tấm bê tông nặng hàng tạ là chuyện thường tình. Nhẹ nhàng hơn thì cũng phải xúc đá, vá đường, bạt lề, vét rãnh, sơn cột tiêu, biển báo. Do thường xuyên làm việc ngoài trời, trên các tuyến đường đang khai thác, sử dụng, nên họ đối mặt với nhiều nguy cơ. Gần đây, chị Bùi Thị Kim Luyên ở Hạt Đường bộ 3 bị ô tô đâm gãy tay phải nghỉ mất 2 tháng trời. Có công nhân mắc bệnh nghề nghiệp do thường xuyên phải tiếp xúc với mạt đá, nhựa đường, bị ảnh hưởng thính giác do tiếng ồn của tiếng máy nổ, còi xe. Thế nhưng, dù vất vả nhưng các con đường, các hàng cây đã gắn bó với công nhân như một phần máu thịt nên có người đã nghỉ hưu vẫn tha thẩn ra đường cho đỡ nhớ. Chuyện của ông Trinh, nguyên công nhân ở Hạt Đường bộ 5 thì ai cũng biết. Ông đã nghỉ hưu trước năm 2015 nhưng bây giờ mỗi ngày vẫn khoác túi ra đường, gặp công nhân nào cũng vẫy lại hỏi han dạo này cây cối ở các tuyến lớn nhanh hay chậm...
Công nhân Hạt Đường bộ có gia đình đề huề còn đỡ, chứ với những người hoàn cảnh éo le thì vất vả gấp bội phần. Hôm chúng tôi về Hạt Đường bộ 2 ở huyện Thanh Hà thì chị Nguyễn Thị Thau đã đi khơi rãnh nước ngoài đường tỉnh 390. Xa xa, bóng chị co ro dưới màn mưa trắng xóa, một mình lầm lũi bạt lề tháo cạn từng vũng nước đọng ven đường. Nghề này phải thế, cứ mưa ướt áo thì phải tháo nước. Nước là kẻ thù đối với đường nhựa. Mưa to gió lớn thì ngoài cuốc xẻng, hành trang của công nhân còn có thêm cuộn dây, con dao khổ lớn để có cây đổ thì chặt, cây ngã thì dựng, bảo đảm cho giao thông thông suốt.

Chị Thau năm nay 37 tuổi, là công nhân bậc 1 và đã làm nghề này được gần 10 năm. Nhà chị ở làng Dương Xuân, xã Quyết Thắng (Thanh Hà) chỉ có một mẹ, một con. Chồng chị mất vì hen phế quản cách đây đã 17 năm, khi đó con trai mới vừa đầy tháng tuổi. Vài năm trước, mẹ con chị được xã đưa vào diện hộ nghèo, được hỗ trợ tiền xây nhà nên cuộc sống đỡ vất vả hơn chút ít. Bao năm qua, vừa nuôi nấng con, vừa chăm sóc, bảo vệ 8 km cây xanh hai bên đường tỉnh 390 từ cầu vượt 789 đến xã Thanh Thủy nhưng chị Thau chưa một ngày nghỉ việc. Hàng bạch đàn chị trồng bén hơi đất tốt nên đã vươn lên cao vút. Từ nút giao lập thể Ba Hàng về trung tâm huyện Thanh Hà, hẳn ai cũng trầm trồ khi được đi bon bon trên tuyến đường dài tăm tắp, hai bên là hàng cây che chắn như những tấm khiên vững chãi. Không chỉ bảo vệ hành lang đường, chống xói lở, cây xanh còn có tác dụng như một mái che để bảo vệ kết cấu mặt đường, giảm áp lực ngoại cảnh cho lái xe, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan và chống đấu nối đường ngang trái phép.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét