Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn (Thanh Miện) có nhiều cách làm hay

Leave a Comment
Ông Triệu Duy Hiền, Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn (Thanh Miện) có nhiều cách làm hay, vận dụng linh hoạt vào thực tế địa phương.
Là một trong những xã đầu tiên của huyện Thanh Miện được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2015, Hùng Sơn có nhiều cách làm hay, vận dụng linh hoạt vào thực tế địa phương. Đóng góp vào kết quả này, phải kể đến những việc làm sáng tạo của đồng chí Chủ tịch UBND xã Triệu Duy Hiền.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành hitachi

Nhận Thức Được Tầm Quan Trọng Của Sữa Mẹ Nên Dù Vẫn Phải Đi Làm


Gắn bó với người dân, thấu hiểu những vất vả trong làm nông nghiệp nên câu hỏi làm thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí cho nông dân là điều ông Hiền luôn trăn trở, suy nghĩ. Mất nhiều đêm thức trắng để tìm hiểu, ông cho rằng cách duy nhất là phải dồn diền, đổi thửa (DĐĐT), hình thành những thửa ruộng lớn, thuận lợi cho cơ giới hóa máy móc cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ông nêu suy nghĩ này ra Đảng ủy, UBND xã bàn bạc nhưng rất ít người đồng thuận,  phần lớn là phản đối. Để công việc được thuận lợi, ông Hiền thấy cần phải khơi thông tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xã. Sau khi xin ý kiến một số cán bộ đi trước, ông Hiền quyết định mời ông Nguyễn Văn Tịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xã tuyên truyền về việc DĐĐT. Buổi tập huấn được đông đảo cán bộ, đảng viên tham gia và thu được kết quả tích cực, ai cũng thấy lợi ích, hiệu quả của DĐĐT. Cán bộ, đảng viên tán thành chủ trương DĐĐT, từ đó họ trở thành đội ngũ tuyên truyền viên tích cực, hiệu quả về lợi ích, cách làm DĐĐT đến nhân dân. Khi tư tưởng đã thông, việc DĐĐT trên địa bàn xã diễn ra thuận lợi, không phát sinh khiếu kiện, từ 5- 6 mảnh/hộ, nay đã giảm còn 1-2 mảnh/hộ. Người dân được canh tác trên những thửa ruộng lớn, có máy móc thay thế một phần sức lao động nên ai cũng phấn khởi.

Để giảm bớt sự đóng góp của người dân, ông Hiền đã đề xuất và được Đảng ủy, UBND xã nhất trí hỗ trợ cát, đá cho các thôn làm đường giao thông. Ông Hiền cho biết: "Để làm được đường mới thì người dân cũng phải hiến đất, bỏ tiền ra làm lại cổng, tường bao, kè bờ ao. Nếu đóng góp quá nhiều thì phong trào xây dựng NTM của địa phương sẽ không thực hiện được. Tôi nghĩ đây là cách hỗ trợ hiệu quả, thiết thực nhất vì nó gắn liền với lợi ích của người dân". Với cơ chế hỗ trợ đặc thù như vậy, phong trào làm đường giao thông ở xã Hùng Sơn diễn ra mạnh mẽ. Toàn xã đã làm được 14 km đường giao thông các loại, trong đó ngân sách xã hỗ trợ cát, đá trị giá trên 8 tỷ đồng.

Trước đây, tình hình an ninh trật tự, môi trường... ở xã Hùng Sơn chưa thật sự tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Ông Hiền đã đưa ra sáng kiến thành lập các tổ liên gia, hỗ trợ nhau trong các công việc gia đình, cùng nhau bảo vệ an ninh trật tự, quét dọn đường làng ngõ xóm... Đến nay, xã Hùng Sơn đã thành lập được 41 tổ liên gia. Các tổ này hoạt động hiệu quả nên tình hình an ninh trật tự được bảo đảm, môi trường sống ngày càng cải thiện, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ.

Những năm trước, chất lượng giáo dục ở xã Hùng Sơn luôn nằm ở nhóm cuối của huyện. Trăn trở với kết quả học tập, giảng dạy của học sinh, giáo viên, ông Hiền đã tổ chức một buổi tọa đàm giữa lãnh đạo UBND xã, nhà trường, phụ huynh và học sinh. Qua đó, đã tìm ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở đây. Đối với những học sinh yếu kém, nghịch ngợm, ngoài sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và phụ huynh, xã còn giao công an lập hồ sơ quản lý, hằng tháng đều có phiếu đánh giá, nhận xét. Xã còn giao Hội Phụ huynh học sinh kiểm tra việc học tập buổi tối ở nhà của các cháu. Những năm gần đây, chất lượng giáo dục của xã Hùng Sơn đã vươn lên dẫn đầu huyện.

Để thúc đẩy các phong trào của địa phương, ngoài nghiên cứu sách báo, tìm hiểu thực tế thì theo ông Hiền, người cán bộ cần phải có sự quyết đoán, đôi khi "liều" một chút. Chia sẻ về những kỷ niệm trong phong trào xây dựng NTM, ông Hiền cho biết để nhân dân tin tưởng vào việc DĐĐT, ông đã phải lấy danh nghĩa cá nhân đứng ra vay ngân hàng và bạn bè hơn 700 triệu đồng để thuê máy móc, phương tiện đào, đắp bờ, làm đường giao thông, thủy lợi trước. Sau khi chia xong ruộng mới nhận được tiền hỗ trợ của tỉnh, huyện và của người dân đóng góp để trả số tiền đi vay đó.

Không chỉ cần mẫn, tâm huyết, có trách nhiệm trong công việc, ông Hiền luôn sống rất giản dị, thường xuyên giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Bà Vũ Thị Nga, một người dân trong xã được gia đình ông hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây lại tường bao để mở rộng đường theo tiêu chí NTM. Bà Nga cho biết: "Gia đình tôi khó khăn, neo người. Nếu không có sự giúp đỡ của ông Hiền, gia đình tôi khó xây lại được tường bao. Không chỉ có vậy, ông Hiền cũng rất tình cảm, thường xuyên  động viên, thăm hỏi, chia sẻ khó khăn với gia đình tôi". Gia đình ông Hiền là tấm gương sáng ở địa phương, năm nào cũng đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 3 người con của ông đều ngoan ngoãn, thành đạt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét