Cùng với việc tập trung phấn đấu trở thành đô thị loại I

Leave a Comment
Cùng với việc tập trung phấn đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2020, thời gian qua, TP Hải Dương đã tiếp tục điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tập trung cao độ: TP Hải Dương hiện có 17 phường, 4 xã với tổng diện tích 7.138,6 ha, dân số khoảng 35 vạn người (bao gồm cả số dân tạm trú). Trong 5 năm qua, để trở thành đô thị loại I, thành phố đã đầu tư trải thảm nhựa 21 tuyến phố dài 8,1 km; lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu đếm lùi tại nhiều nút giao thông; xử lý một số nút giao thông tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Thành phố đã và đang tập trung cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Diệu, Nguyễn Đức Cảnh, đường gom quốc lộ 5; bổ sung các trạm biến áp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội,trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Theo Kết Quả Rà Soát Hộ Nghèo, Hộ Cận Nghèo Năm 2016


Cũng trong thời gian này, thành phố đã huy động, kêu gọi đầu tư, phát triển các khu đô thị mới hiện đại, gắn với các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, giáo dục và đào tạo, y tế. Đó là các khu đô thị: phía nam, phía bắc cầu Hàn, Phú Quý, Tân Phú Hưng và nhiều khu dân cư khác với tổng diện tích khoảng 1.000 ha, sẵn sàng phục vụ nhu cầu về nhà ở cho hàng nghìn người dân.

Ông Trần Hồ Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Dương cho biết cùng với chỉnh trang đô thị, phát triển các khu đô thị, khu dân cư mới, thành phố đặc biệt quan tâm đến vệ sinh môi trường, xây dựng các điểm tập kết tạm thời để thu gom, vận chuyển rác về điểm xử lý. Đồng thời, có nhiều giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn như thay đổi phương án thu gom, đề nghị cho phép xử phạt nguội, xây dựng cơ chế thưởng nóng cho người phát hiện và cung cấp bằng chứng về hành vi vi phạm. Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương từng bước thay thế hệ thống cây xanh khu vực nội thành theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị; bắt đầu triển khai dự án xây dựng kè xung quanh hồ Bình Minh. Dự kiến đến năm 2030, tổng mức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố cần hơn 10.000 tỷ đồng. Kỳ họp thứ ba HĐND TP Hải Dương ngày 16.7 vừa qua đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 với tổng vốn hơn 4.021 tỷ đồng.

"Những kết quả trên thể hiện sự thống nhất cao của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để TP Hải Dương trở thành đô thị loại I trước năm 2020. Đây cũng là nền móng để TP Hải Dương trở thành đô thị khỏe - năng động - văn hóa trong tương lai", ông Vũ Tiến Phụng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định.

Nâng tầm về chất: Ngày 4.7.2017, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong tương lai, thành phố sẽ mở rộng địa giới hành chính ra một số xã của các huyện Nam Sách, Tứ Kỳ, Thanh Hà, Gia Lộc. Tổng diện tích của TP Hải Dương khi đó sẽ là 13.070,78 ha. Đến năm 2030, xây dựng và phát triển thành phố bền vững với 5 mục tiêu: đô thị công thương, đô thị sống khỏe, đô thị sáng tạo, đô thị đẹp thân thiện với con người, đô thị an toàn, an tâm. Quy hoạch xác định tầm nhìn đến năm 2050, thành phố là đô thị sống khỏe, tăng cường phát triển các lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tạo dựng không gian sống; là đô thị năng động phát triển các ngành nghề kinh tế linh hoạt phù hợp với nhu cầu của từng thời kỳ; là đô thị văn hóa, kế thừa, bảo tồn phát huy lịch sử - văn hóa, thân thiện với mặt nước, sống với không gian xanh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét